ClockThứ Bảy, 14/11/2020 17:28

Nhiều địa phương hoàn tất sơ tán người dân đến nơi an toàn

TTH.VN - Đến thời điểm này thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền và TP. Huế đã cơ bản hoàn thành công tác sơ tán, di dời dân đến nơi an toàn với hơn 4.500 hộ.

Bão số 13 giảm 1 cấp, bắt đầu tác động đến đất liềnĐường phố thưa vắng, người dân hạn chế di chuyểnBí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 13 tại huyện Phú Vang và Phú LộcLực lượng vũ trang giúp dân “chạy bão”Không tổ chức các chương trình của Ngày hội Hiphop Huế trong ngày 14/11

Theo đó, thị xã Hương Trà có tổng số 1.335 hộ, 4.033 khẩu phải sơ tán, di dời đến nhà hàng xóm kiên cố và các khu vực tập trung.

Người dân xã Bình Tiến được di dời đến trường mầm non để đảm bảo an toàn 

Tại xã biển Hải Dương, 189 ghe, thuyền đã vào neo đậu ở khu vực cảng cá và ổ neo đậu tàu thuyền khu vực Bàu thuộc thôn 2. Công tác di dời 272 hộ dân, 875 khẩu ở khu vực nguy hiểm, không an toàn cũng đã hoàn thành.

130 hộ, 492 khẩu ở xã miền núi Bình Tiến cũng được đưa đến các điểm trường học 2 tầng, trạm y tế, cơ quan, nhà dân kiên cố. Chủ tịch UBND xã Bình Tiến - Nguyễn Xuân Kiên cho biết, tại các điểm sơ tán tập trung đã chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm. Ngoài ra, xã cũng cho lực lượng công an viên, thôn đội trưởng quán xuyến tại chỗ, theo dõi, không cho người lạ vào địa bàn để bảo vệ tài sản cho bà con. “Trước đó, có trường hợp trộm vào cạy cửa, lấy cắp tài sản của người dân nhưng không lấy được tài sản có giá trị gì", ông Kiên nói.

* Đến 17 giờ, huyện Quảng Điền hoàn thành sơ tán, di dời gần 2.000 hộ dân, được bố trí tại các công trình, nhà cao tầng, kiên cố đảm bảo an toàn.

Người dân Quảng Thái giằng chống nhà cửa trước khi bão vào

Theo kế hoạch, toàn huyện sơ tán, di dời hơn 1.650 hộ trú tránh bão số 13; tuy nhiên do cấp độ bão được dự báo rất lớn, nguy cơ khó lường nên phải di dời thêm khoảng 350 hộ. Số hộ này có nhà kiên cố nhưng do ngập lũ nhiều ngày, có nguy cơ đổ sập khi gió bão lớn.

Ông Trần Quốc Thắng, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền thông tin, huyện cũng tính đến phương án ứng phó bão gây hư hỏng nhà cửa, kết hợp lũ có thể kéo dài. Vì vậy, lương thực, thực phẩm và các loại nhu yếu phẩm, nhiên liệu, thuốc men… được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo cứu trợ, phục vụ đời sống, sinh hoạt của Nhân dân trong vòng 10 ngày.

* Công an TP. Huế đã di dời 1.174 hộ, với gần 4.000 nhân khẩu đến nơi an toàn 

Công an đưa người già đến nơi cao ráo, an toàn 

Đồng thời, lực lượng CSGT đường sông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở đến các chủ tàu, thuyền đang neo đậu trên sông Hương đảm bảo an toàn, tuyệt đối không cho người dân ở lại trên thuyền.

CSGT đường sông sẵn sàng lực lượng, kịp thời ứng phó, cứu nạn trong mọi tình huống. Lực lượng CSGT thường xuyên tuần tra kiểm soát, chốt chặn tại các khu vực bị ngập lụt, hướng dẫn giao thông, nghiêm cấm các phương tiện đi vào các tuyến đường bị ngập.

Đối với các hộ dân tại các khu vực thấp trũng, hộ neo đơn, già yếu, nhà không kiên cố, Ban Chỉ huy Công an TP. Huế huy động lực lượng, phương tiện tổ chức rà soát, hỗ trợ người dân giằng chống nhà cửa, di dời các hộ dân đến nơi an toàn, đồng thời, yêu cầu người dân không nên ra đường sau 12 giờ ngày 14/11 cho đến khi bão tan.

Các đội nghiệp vụ Công an TP. Huế, công an 27 phường triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm lợi dụng mưa bão để gây án, trộm cắp tài sản người dân; đảm bảo an toàn tuyệt đối các công trình, mục tiêu trọng điểm của Nhà nước, tính mạng và tài sản của người dân.

* Đưa 11 hộ dân đi đánh cá và 12 hộ vạn đò đến nơi an toàn

Các chiến sĩ triển khai tiếp đón người dân. Ảnh: Thanh Hùng

Vào lúc 18h00 ngày 14/11, đồn biên phòng Vinh Xuân (Phú Vang) phối hợp với chính quyền địa phương xã Vinh Xuân di dời và tiếp nhận 23 hộ dân với 48 nhân khẩu (thị trấn Thuận An 9 hộ với 13 khẩu; xã Vinh Hà 2 hộ với 9 nhân khẩu và 12 hộ vạn đò với 26 nhân khẩu) vào Đồn Biên phòng Vinh Xuân  tránh trú bão.

Đây là những ngư dân ở trên thuyền và những người đi lưới không kịp trở về nhà. Các chiến sĩ bộ đội biên phòng đã giúp dân cố định, giằng buột các phương tiện và tài sản, sau đó đưa toàn bộ người dân về đơn vị để tránh bão.

Ngay sau khi đón tiếp, đơn vị đã trao tặng mỗi người một áo ấm. Được biết, đơn vị đã chuẩn bị thực phẩm, y tế để bảo đảm người dân được ăn uống và chăm sóc y tế đầy đủ trong thời gian xảy ra bão số 13.

Tin, ảnh: Liên Minh - Hoàng Triều - Phong Huế - Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động

Chỉ trong vòng 1 tháng, hai vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Yên Bái và Đồng Nai, gây những tổn thất lớn về người. Điểm chung của hai vụ việc này cùng nhiều vụ tai nạn lao động khác là quy trình về an toàn lao động đã không được tuân thủ nghiêm túc, cộng với công tác kiểm soát bị lơ là, từ đó dẫn tới những tai nạn thương tâm.

Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động
An toàn thực phẩm tại các trường học

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

An toàn thực phẩm tại các trường học
Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ

Những ngày qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh đã chủ động luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) để cơ động xử lý tình huống khi có yêu cầu. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp lễ.

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ
Điểm đến Hương Bình

Với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, xã Hương Bình (Hương Trà) đang trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Điểm đến Hương Bình
Return to top