ClockThứ Tư, 29/03/2017 21:43
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020:

Đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế địa phương

TTH - Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Cao lưu ý như vậy tại phiên họp thường kỳ và thông qua phương án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020 diễn ra chiều 29/3 và nhấn mạnh: Đất phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn cần đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của từng khu vực và mục tiêu đô thị hóa. Đất dành cho công nghiệp, du lịch, dịch vụ thương mại cần được tính theo phương án khả thi cao nhất. Trong đó sẽ hình thành một số cụm có quy mô tập trung, vị trí thuận lợi, thu hút nhiều ngành có công nghệ cao; bố trí đủ đất cho tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống...

Các đại biểu phát biểu ý kiến tại hội nghị    

Theo Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh, toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên 502.629,49 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 396.933,48 ha; đất phi nông nghiệp 105.074,66 ha và đất chưa sử dụng giảm còn 621,35ha. Việc cơ cấu lại các chỉ tiêu sử dụng đất nhằm đảm bảo phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch trong nông nghiệp, nông thôn.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị sở Tài nguyên và Môi trường, đơn vị tư vấn nghiên cứu để đưa tỷ lệ đất dự phòng hợp lý cho từng loại quỹ đất để phục vụ cho các nhiệm vụ đột biến trong phát triển kinh tế và nếu có “bùng nổ” nhiều dự án đầu tư. Các ngành cũng phải rà soát lại nhu cầu sử dụng đất để đưa vào kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Trên cơ sở các ý kiến đề xuất của các sở, ngành và các đơn vị liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường, đơn vị tư vấn khẩn trương rà soát chỉnh lý báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 để trình HĐND tỉnh xem xét thông qua vào kỳ họp giữa năm 2017.

Tin, ảnh: Bá Trí

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được phê duyệt và công bố rộng rãi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là tiền đề, điều kiện hàng đầu để tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả.

Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Return to top