ClockThứ Sáu, 16/12/2016 05:51

Đầu tư nguồn lực cho bảo vệ môi trường

TTH - Với quan điểm “Đầu tư bảo vệ môi trường (BVMT) là đầu tư phát triển”, trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm bố trí ngân sách cho hoạt động BVMT thành một nguồn riêng với quy mô cân đối không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách của tỉnh.

Nhờ bố trí kinh phí, rác thải được thu gom, vận chuyển, xử lý đảm bảo

Theo Sở Tài chính, các nhiệm vụ chi phục vụ cho hoạt động BVMT liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, do vậy, nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hoạt động môi trường cũng đã được ngân sách bố trí lồng ghép từ các nguồn kinh phí của các ngành, các cấp. Từ nguồn kinh phí được cấp đã dùng cho hoạt động quan trắc môi trường, xây dựng năng lực cảnh báo thiên tai; công tác điều tra, thống kê đánh giá hiện trạng môi trường, kiểm tra kiểm soát ô nhiễm, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, thẩm định các báo cáo đánh giá môi trường… Ngoài ra, nguồn kinh phí này dùng cho hoạt động quản lý chất thải của các địa phương như thu gom, vận chuyển, tái chế, chôn lấp… Cụ thể, tổng kinh phí bố trí chi BVMT năm 2014 thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến môi trường gần 124,4 tỷ đồng, tương đương 1,99% tổng chi cân đối ngân sách. Tương tự, năm 2015 được bố trí hơn 133 tỷ đồng, tương đương 2,03% tổng chi cân đối ngân sách và năm 2016 được bố trí hơn 137,8 tỷ đồng, tương đương 1,85% tổng chi cân đối ngân sách. Ngoài ra, hằng năm trên cơ sở nhu cầu của tỉnh, ngân sách Trung ương đã bổ sung cho ngân sách tỉnh kinh phí để xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng (năm 2014 gần 20,8 tỷ đồng và năm 2015 hơn 26 tỷ đồng).

Tỉnh cũng đã lập dự án bố trí kinh phí từ các nguồn khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ liên quan gián tiếp đến hoạt động môi trường như công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, hoạt động đầm phá, các hoạt động chống xói lở đê kè, xử lý bom mìn, chất độc hóa học…

Theo đánh giá của Sở Tài chính, kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ theo quy định, đảm bảo tỷ lệ chi không thấp hơn 1% trong tổng dự toán chi ngân sách hằng năm và đã được các cấp, các ngành sử dụng đúng mục đích, theo đúng nhiệm vụ được giao. Nhờ có nguồn lực tài chính, cộng với việc chủ động sử dụng có hiệu quả kinh phí được giao đã tạo bước chuyển lớn trong công tác BVMT trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, nhất là phục vụ cho công tác quản lý môi trường cấp tỉnh, cấp huyện, công tác truyền thông, hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt… Bên cạnh đó, thông qua việc đầu tư các dự án xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, nên công tác khắc phục ô nhiễm, giảm thiểu suy thoái môi trường ở vùng núi như Nam Đông và vùng đầm phá ven biển như Phú Vang, Quảng Điền… đã được cải thiện.

HOÀI MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo vệ “lá phổi xanh”

Dù gặp nhiều thiệt thòi nhưng cán bộ bảo vệ rừng, kiểm lâm vẫn chấp nhận gian nan, bám rừng để bảo vệ “lá phổi xanh”, các loài động vật hoang dã trong những ngày nghỉ lễ.

Bảo vệ “lá phổi xanh”
Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè

Thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng đô thị Huế bắt đầu từ những dự án (DA) chỉnh trang vỉa hè, hạ lề các tuyến đường ở khu vực trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách.

Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

TIN MỚI

Return to top