ClockThứ Sáu, 13/05/2016 13:57

Đầu tư xây dựng giảng đường chính Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Khối nhà hiệu bộ và giảng đường chính Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Theo đó, đầu tư công trình Khối nhà hiệu bộ và giảng đường chính Học viện thanh thiếu niên Việt Nam (Học viện) nhằm bổ sung số lượng lớp học và giảng đường, bổ sung diện tích làm việc cho công tác, nghiên cứu, giảng dạy của các phòng, ban, khoa, bộ môn thuộc nhà trường đảm bảo quy mô đào tạo 4.000 học viên/năm đồng thời góp phần cải tạo môi trường, cảnh quan của Học viện, nâng cao chất lượng đào tạo.

Cụ thể, sẽ đầu tư xây dựng mới 1 khối nhà cao 11 tầng nổi, 01 tầng hầm, trên diện tích 2.300 m2, tổng diện tích sàn khoảng 12.000 m2 . Bố trí phòng làm việc cho giảng viên, cán bộ công nhân viên, một số phòng hội thảo, phòng họp, thư viện, phòng truyền thống, trung tâm thông tin, giảng đường lớn và khoảng 40 lớp học cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm (cấp điện, cấp thoát nước, sân vườn, hàng rào…), trang bị các thiết bị phục vụ công tác giáo dục, đào tạo.

Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án là 149,863 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện 100% từ ngân sách Trung ương ngành Giáo dục đào tạo. Địa điểm đầu tư tại số 3-5, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cơ quan chủ quản đầu tư Dự án. Thời gian thực hiện  Dự án trong giai đoạn 2018 - 2022, trong đó, giai đoạn 2018 - 2020 triển khai thi công phần xây lắp công trình; giai đoạn 2021 - 2022 hoàn thành xây lắp, cung cấp và lắp đặt các trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục đào tạo để đưa công trình vào khai thác.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Return to top