ClockThứ Sáu, 03/05/2024 14:43

Những hình ảnh ấn tượng tại lễ sơ duyệt diễu binh, diễu hành chuẩn bị Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3/5, tại Sân vận động tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức Sơ duyệt Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (sau đây gọi là Chương trình sơ duyệt).

Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tửChiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên PhủChiến thắng Điện Biên Phủ với các dân tộc thuộc địa

Đại biểu Đoàn Chủ tịch đồng chủ trì buổi sơ duyệt sáng 3/5.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) chủ trì buổi sơ duyệt.

Buổi sơ duyệt có sự tham gia của hơn 12.000 người tham gia các hoạt động diễu binh, diễu hành...

Trọng tâm của chương trình sơ duyệt là lễ diễu binh, diễu hành với sự tham gia của hơn 12.000 người. Trong đó, lực lượng của Bộ Quốc phòng tham gia có: pháo lễ, lực lượng không quân bay chào mừng. Lực lượng đứng trên sân gồm tiêu binh lễ đài và 5 khối đứng. Lực lượng diễu binh, diễu hành, gồm khối nghi trượng, 16 khối diễu binh và khối dân công hỏa tuyến.

Lực lượng của Bộ Công an tham gia có 2 khối đứng trên sân và 9 khối diễu binh, diễu hành. Lực lượng của tỉnh Điện Biên có 3 khối nghi trượng, khối nữ dân quân các dân tộc Tây Bắc và các khối diễu hành quần chúng, cùng 20 khối đứng làm nền trên sân.

Chương trình sơ duyệt bắt đầu từ 7 giờ ngày 3/5. Trải qua thời gian tập luyện trong thời tiết nắng nóng, các lực lượng diễu binh, diễu hành đã tập trung cao độ, bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng tại buổi sơ duyệt được phóng viên ghi lại.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo, chủ trì chương trình sơ duyệt. 
 Đội rước Quốc huy tiến qua lễ đài.
Đội quân kỳ tiến qua lễ đài. 
 Cụm tượng đài kéo pháo với dòng chữ "Quyết chiến quyết thắng" tiến qua lễ đài.
 Khối công an nhân dân tiến qua lễ đài.
Khối nữ du kích miền nam diễu hành qua lễ đài. 
Nữ du kích các dân tộc Tây Bắc tiến qua lễ đài. 
 Khối kỵ binh tiến qua lễ đài.
 Chương trình văn nghệ đặc biệt chào mừng.
 Quang cảnh buổi sơ duyệt tại Sân vận động sáng 3/5.
Trên bầu trời, dàn máy bay với Quốc kỳ bay qua lễ đài. 
Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ

Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ (ĐBP) bắt đầu, mặc dù Thừa Thiên Huế còn là vùng “tạm chiếm” của đối phương, nhưng rất nhiều người con của Cố Đô, do chuyển ra các tỉnh phía bắc từ trước, đã tham gia Chiến dịch ĐBP trên nhiều cương vị khác nhau. Trong số đó, có 3 nhân vật do chút “duyên” quen biết, từ nhiều năm trước...

Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Điện Biên rộn ràng trước giờ khai lễ

Trước giờ khai Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên, nhiều người dân Điện Biên trải qua một đêm không ngủ để chờ đón sự kiện trọng đại của đất nước.

Điện Biên rộn ràng trước giờ khai lễ
Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Return to top