ClockThứ Sáu, 12/04/2024 11:55

Tổ chức "bay lắc" trong quán karaoke, 16 người lĩnh án

TTH.VN - Ngày 12/4, Tòa án Nhân dân tỉnh chính thức tuyên án đối với 16 bị cáo với hai tội danh “Mua bán trái phép chất ma tuý” và “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý” sau nhiều ngày nghị án.

Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù 18 năm tù cho đối tượng mua bán hơn 550 gam ma túyCủng cố hồ sơ xử lý đối tượng mua bán trái phép 2.000 viên ma túyKhởi tố đối tượng “cộm cán” cầm đầu đường dây mua bán ma túy “Cuộc chiến” với ma túy, luôn thường xuyên, liên tục

16 bị cáo trước tòa  

16 bị cáo trong vụ án gồm: Lê Thị Mỹ Dung (SN 1973), Phạm Thanh Sơn (SN 1992), Phạm Thanh Long (SN 1994), Phan Thành Phước (SN 1993), Nguyễn Chính Trung (SN 1983), Nguyễn Thanh Nhân (SN 1993), Nguyễn Thị Thuý Kiều (SN 2003), La Mỹ Hiền (1999), Nguyễn Văn Hải (SN 1990), Nguyễn Văn Tám (SN 1992), Võ Tá Quốc Tuấn (SN 1989), Nguyễn Thị Thảo Vân (SN 1995), Trương Trọng Sang (SN 1994), Nguyễn Cường (SN 1995), Lê Thị Ly (SN 1992), Phạm Thị Bích My (SN 1997), tất cả các bị cáo đều đăng ký tạm trú TP. Huế.

Theo cáo trạng, khuya ngày 14/1/2023, tại 14/24 Lê Thánh Tôn, TP. Huế, Lê Thị Mỹ Dung, Phạm Thanh Sơn, Phạm Thanh Long, Phan Thành Phước đã sử dụng quán karaoke của Dung, bố trí 3 phòng và dụng cụ để 12 đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thu tiền phòng, tiền bán hàng hóa, dụng cụ sử dụng ma túy.

Quán karaoke này có 10 phòng thiết kế hiện đại để "bay lắc", sử dụng ma tuý. Khi khách có nhu cầu sử dụng ma tuý thì nhân viên thay phiên nhau theo điều hành của Sơn dẫn vào phòng, mua và cung cấp các dụng cụ sử dụng ma túy. Nếu khách có nhu cầu thuê nữ phục vụ và cùng sử dụng thì nhân viên gọi điện thoại để các cô gái đến phục vụ.

Trong quá trình xét hỏi tại toà, hai bị cáo Long, Sơn đã thay đổi lời khai, hai bị cáo khai nhận việc cho phép người đến hát karaoke sử dụng trái phép chất ma tuý là do các bị cáo thực hiện, chị Dung không biết việc này. Đại diện Viện kiểm sát cho rằng hai bị cáo vì mối quan hệ chị em cô cậu với Dung và muốn bao che hành vi phạm tội của bị cáo Dung.

Nhưng theo lời khai của nhân viên ở quán cũng như các chứng cứ thu thập thì có đủ căn cứ khẳng định bị cáo Dung chủ quán karaoke đã đồng ý cho các nhân viên của mình cho khách thuê phòng hát, cung cấp các dụng cụ nhằm sử dụng trái phép chất ma tuý tại các phòng đặc biệt.

Tại toà, bị cáo Dung vẫn không thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã nêu trước toà, nhưng dựa vào các chứng cứ liên quan, Hội đồng xét  xử (HĐXX) đủ căn cứ để kết tội bị cáo.

HĐXX đã tuyên phạt Lê Thị Mỹ Dung, Phạm Thanh Sơn cùng mức án 8 năm tù; Phan Thành Phước 7 năm 3 tháng tù; Nguyễn Thị Thuý Kiều, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Tám, Võ Tá Quốc Tuấn, Trương Trọng Sang, Nguyễn Cường,  Lê Thị Ly, Phạm Thị Bích My cùng mức án 7 năm tù; Nguyễn Chính Trung 5 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thanh Nhân 5 năm tù; La Mỹ Hiền, Nguyễn Thị Thảo Vân  cùng mức án 4 năm tù, tất cả cùng về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”.

Riêng đối với bị cáo Phạm Thanh Long phạm vào hai tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” và “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý” tổng hình phạt mà bị cáo phải nhận là 9 năm 6 tháng tù.

THÁI SƠN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích

Sau 3 năm thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án (HGĐTTTA), tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp đã chú trọng xây dựng, lựa chọn, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên (HGV) là những thẩm phán, thư ký có kinh nghiệm trong tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện của đương sự, nên hiệu quả mang lại khá cao, góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội tại địa phương.

Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích
Return to top