ClockThứ Ba, 08/11/2016 15:59

Thành lập BCĐ quốc gia về phát triển điện lực

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực (Ban Chỉ đạo) để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các dự án điện trọng điểm.

Theo Quyết định, Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Phó trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Bộ Công Thương (thường trực); Thứ trưởng Bộ Công Thương; Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Ủy viên của Ban Chỉ đạo là: Một Thứ trưởng hoặc cấp tương đương của các Bộ, cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ. Mời một Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tham gia Ban Chỉ đạo. Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng thành viên các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cũng là Ủy viên Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là các dự án trọng điểm (do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương) để bảo đảm cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chủ trương, chính sách mua bán điện với nước ngoài, phát triển năng lượng tái tạo; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nhập khẩu than, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và công tác đàm phán ký kết các hợp đồng nhập khẩu than, LNG cho các dự án nguồn điện; chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh liên quan cùng với chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn trong nước và nước ngoài, các nhà thầu thực hiện các nội dung theo nhiệm vụ để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình; chỉ đạo, phối hợp các ngành, các địa phương liên quan giải quyết các vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện bồi thường hỗ trợ, di dân, tái định cư, giải phóng mặt bằng các dự án điện.

Ban Chỉ đạo thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định những cơ chế, chính sách và giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các dự án điện, đặc biệt là các dự án trọng điểm; giải quyết các vấn đề có tính liên ngành liên quan đến các dự án...

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top