ClockChủ Nhật, 02/09/2018 12:08

Gương sáng nữ thanh niên Pa Cô

TTH - “Nữ đảng viên trẻ Lê Thị Lý, thủ lĩnh Đoàn của địa phương là một điển hình trong học tập và làm theo Bác”. Lời giới thiệu của UVTV Huyện ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn A Lưới Đoàn Thanh Hùng đã thôi thúc chúng tôi tìm gặp chị.

Chị Him làm kinh tế giỏiA Lưới, mùa lúa mớiChiếc gùi của người Pa Cô

 Nhiều gia đình được nữ đảng viên trẻ Lê Thị Lý giúp đỡ, hỗ trợ đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Sinh năm 1987 và lập gia đình khá sớm nên nỗi vất vả mưu sinh trên vùng cao này chị Lý đã nếm trải. Nữ Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn A Lưới ấy tâm sự: “Vấn đề luôn luôn “nóng” của đồng bào A Lưới là giải quyết cái nghèo. Do đó, khi địa phương triển khai đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tôi xác định học tập Bác không phải là những gì cao xa, mà từ những việc gần gũi với đời sống thường ngày. Đảng viên thì phải tiên phong, gương mẫu để bà con học tập, đồng thời phải đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ mọi người cùng tiến lên...”. Điều khiến chị đau đáu là làm sao có một mô hình kinh tế thật hiệu quả để vừa làm điểm cho bà con học tập, vừa có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên.

Chị Lý quan niệm: “Cán bộ đoàn thể phải là người xung kích trong mọi hoạt động, phải tiên phong đi trước, làm sao cho chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trở thành phong trào của quần chúng”. Miệng nói tay làm. Lý mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện 100 triệu đồng đầu tư chuồng trại nuôi bò và gà thịt. Chăm chỉ, kiên trì chăn nuôi, mỗi năm chị cho xuất chuồng hơn 500 con gà, 3-4 con bò, đem lại nguồn thu hơn 200 triệu đồng. Tích lũy, chị tiếp tục nhân rộng đàn bò lên 15 con và mua thêm đất rừng để đầu tư trồng rừng kinh tế. Sau vài năm, chị táo bạo vay thêm hơn 200 triệu đồng từ Ngân hàng Liên Việt đầu tư xây dựng thêm khu chuồng trại chăn nuôi đàn dê 35 - 40 con và trồng hơn 5ha rừng... Chị Lý nhẩm tính: “Thêm 2 năm nữa khi số diện tích rừng đã cho thu hoạch, ước tính thu nhập từ trang trại đạt trên 500 triệu đồng mỗi năm”.

Chính sự tiên phong, miệng nói tay làm, chị Lý đã tập hợp được những thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số, những hộ đồng bào nghèo cùng tham gia lao động tại trang trại để học tập mô hình. Khó kể hết những việc đã làm và tấm lòng của nữ đảng viên trẻ này dành cho đồng bào nơi mình sinh sống, từ việc hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi đến con giống.

Dẫn tôi đi thăm một vòng để chứng kiến những đổi thay về đời sống và tư duy của đồng bào ở quê mình, Lý tâm sự: “Khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao thì việc vận động về thực hành tiết kiệm càng trở nên thiết thực đối với nông dân. Chỉ có tiết kiệm trong chi tiêu, trong sản xuất và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới làm ăn hiệu quả. Vì vậy, phải ra sức vận động bà con học tập làm theo tư tưởng của Bác để tạo sự chuyển biến”.

Chúng tôi dừng chân trước căn nhà của anh Lê Văn Luật - một hộ nghèo được chị Lý giúp đỡ, giờ đã vươn lên. Căn nhà xây khang trang, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ. Anh Luật phấn khởi: “Nhờ chị Lý quyết liệt vận động, hỗ trợ, tôi đã mạnh dạn vay vốn đầu tư chuồng trại nuôi bò và dê. Lứa đầu tiên bán 3 con bò nên có tiền trả nợ và dành dụm được một ít. Vậy là quyết tâm đầu tư. Có được như hôm nay, vợ chồng tôi mang ơn chị Lý nhiều lắm. Rất nhiều gia đình khó khăn trên địa bàn được chị Lý vận động, giúp đỡ nay đã vươn lên...”.

Nhìn Lý, ít ai nghĩ rằng nữ đảng viên trẻ người Pa Cô này chỉ mới hơn 30 tuổi. Cùng chị cả buổi đến các tổ dân phố, đến đâu là chị tranh thủ đến đó, từ vận động thanh niên thực hành tiết kiệm, hạch toán chi tiêu, đẩy mạnh sản xuất, đến truyền đạt chủ trương về chỉnh trang đô thị... Với người Kinh hay đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương, gặp ai dường như Lý cũng biết và người nào cũng thân tình cởi mở với chị.

UVTV Huyện ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn A Lưới Đoàn Thanh Hùng nhận xét: “Chị Lý là người mạnh dạn vay vốn hàng trăm triệu đồng để đầu tư mô hình kinh tế và làm rất hiệu quả để bà con học tập. Khi Đảng ủy phát động các đảng viên nhận giúp đỡ các hộ nghèo, Lý tiên phong nhận hỗ trợ cho 18 hộ khó khăn trên địa bàn từng bước thoát nghèo... Chị là tấm gương sáng về một nữ thanh niên  vùng cao trong học tập, làm theo Bác”.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gương sáng ở miền biên

Hết xoay vần trên nương rẫy với cây lúa, cây sắn, thêm mấy rừng keo tràm; trong nhà thì tất bật chăm đàn lợn, đàn gà, thêm trâu bò ngoài vườn, đêm xuống lại cần mẫn ngồi dệt từng tấm zèng, đôi vợ chồng người Tà Ôi A Viết Thị Mai không lúc nào chịu ngơi tay, quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất biên cương.

Gương sáng ở miền biên
Những gương sáng trong bảo vệ an ninh trật tự

Thông qua các mô hình về bảo vệ an ninh Tổ quốc, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương hội viên nông dân (HVND) điển hình tham gia bảo vệ an ninh trận tự (ANTT) tại khu dân cư.

Những gương sáng trong bảo vệ an ninh trật tự
Gương sáng ông Tiên

Từng đối diện lằn ranh sinh tử, với ông Nguyễn Viết Tiên (thị trấn Phú Đa, Phú Vang), những trở ngại dù gian khổ đến đâu cũng đều có thể vượt qua. Không chỉ cố gắng làm kinh tế, ông còn đồng hành cùng những người khuyết tật (NKT) khác để vươn lên ngay trên mảnh đất quê hương.

Gương sáng ông Tiên
Gương sáng ngành điện

Luôn đi đầu trong các công tác thiện nguyện; có nhiều sáng kiến mang tính thực tiễn cao, giúp làm lợi từ 500-800 triệu đồng mỗi năm, Phan Quang Nhật – Trưởng phòng Công nghệ thông tin Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (TTHPC) được tuyên dương là tấm gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Gương sáng ngành điện
Return to top