ClockChủ Nhật, 28/04/2019 14:18

Người trẻ tiên phong

TTH - Họ là 3 gương mặt trẻ xuất sắc đi đầu trong các lĩnh vực, góp phần xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Người tiên phong

Giảng viên Lê Thị Quí Đức, Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm Huế: Để có những cái hay, cái mới giảng dạy cho sinh viên

Giảng viên trẻ Lê Thị Quí Đức​

Yêu nghề giáo nên khi đỗ vào Trường đại học Sư phạm Huế, Lê Thị Quí Đức (sinh 1989) không ngừng học tập, rèn luyện và ra trường với tấm bằng loại giỏi. Cô gái trẻ mạnh dạn tham gia thi tuyển để được làm giảng viên tại khoa sau một năm ra trường. 

Trúng tuyển và trở lại giảng đường Đại học Sư phạm với vai trò, vị trí mới, vừa tham gia giảng dạy vừa học thạc sĩ rồi nghiên cứu sinh, Đức luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chị chia sẻ, khi quyết định chọn đề tài “Quan hệ của Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á về chính trị, ngoại giao 1947 – 1964” để làm nghiên cứu sinh cũng đồng nghĩa với việc làm khó bản thân trong thu thập tài liệu bởi hầu hết các tài liệu đều là tiếng Anh. Để có những tư liệu hay và mới, chị nhiều lần lặn lội ra Hà Nội tìm đến những thư viện lớn. Sau 4 năm miệt mài, chị bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào tháng 1 vừa qua, lúc chị tròn 30 tuổi, trở thành một trong những tiến sĩ trẻ của trường. Năm 2017, chị là một trong những thành viên của nhóm tác giả đoạt giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ VIII với công trình “Chính sách “mở cửa” và “đóng cửa” của các quốc gia Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX và kinh nghiệm cho Việt Nam”.

TS. Lê Thị Quí  Đức cho biết: “Sẽ tiếp tục nghiên cứu nhiều công trình khoa học hơn nữa để luôn có những cái hay, cái mới khi giảng dạy cho sinh viên”. Năm 2018, chị là một trong 15 giảng viên trẻ tiêu biểu khối cao đẳng, đại học được Tỉnh đoàn tuyên dương nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Kỹ sư Nguyễn Huy Phúc, đoàn viên phường Trường An, TP. Huế: Đồng hành cùng người dân trồng rau sạch

Kỹ sư Nguyễn Huy Phúc​

Năng động, sáng tạo, kỹ sư trẻ Nguyễn Huy Phúc (sinh năm 1991) đang từng bước giúp người dân tự sản xuất rau sạch phục vụ cho gia đình ngay chính trong ngôi nhà của mình thông qua mô hình “Dr sạch”.

Phúc cho biết, mô hình “Dr sạch” ra đời từ ý tưởng muốn giúp người dân thành phố tận dụng diện tích ở sân thượng, ban công… để sản xuất rau sạch phục vụ cho gia đình. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Khoa Bảo vệ thực vật, Trường đại học Nông lâm Huế, Phúc và một số người bạn đã thiết kế kệ trồng rau hữu cơ phục vụ khách hàng từ thiết kế kệ đến hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

Năm 2016, sau khi đoạt giải 3 tại cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo Huế 2016” do UBND tỉnh tổ chức, Phúc và các thành viên quyết định khởi nghiệp từ mô hình “Dr sạch”. Dù việc khởi nghiệp có lúc gặp khó khăn nhưng Phúc quyết không bỏ cuộc. “Bản thân tôi đã phải làm thềm nhiều nghề khác để có kinh phí đầu tư vào Dr sạch, khích lệ các thành viên trong nhóm”, Phúc bộc bạch.

Mới đây, nhóm của Phúc đã cho ra đời tháp rau hữu cơ Eco Dr sạch. Mô hình nhỏ gọn, không tốn diện tích vừa giúp khách hàng có thể tái sử dụng rác hữu cơ trong gia đình để sản xuất rau sạch. “Hiện đã có hàng trăm khách hàng sử dụng tháp rau hữu cơ Eco Dr sạch”, Phúc cho biết.

Phúc cũng đã vận động gia đình sử dụng 4.000m2 đất vườn tại Kim Long làm nông trại trồng các loại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ như: măng cụt, thanh trà, bưởi… gắn với dịch vụ tham quan trải nghiệm; đồng thời thí điểm sản xuất gạo hữu cơ theo công nghệ Nhật Bản.

Hiện nay, mô hình “Dr sạch” do Phúc đứng đầu đã thu hút được 20 thành viên là những kỹ sư nông nghiệp và cử nhân kinh tế trẻ năng động và các thành viên đều có thể sống tốt với mô hình “Dr sạch” này. Năm 2018, Nguyễn Huy Phúc được Tỉnh đoàn tuyên dương là thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu.

Trung úy Trần Anh Tiến, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh: Luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ

Trung úy Trần Anh Tiến​

Được làm việc đúng chuyên ngành, Trung úy Trần Anh Tiến nhập cuộc khá thành công với nhiệm vụ trinh sát thuộc Đội cảnh sát hình sự Công an TP. Huế trong 6 năm liền kể từ khi ra trường.

Năm 2016, khi được điều động đảm nhận nhiệm vụ tại Đội đấu tranh phòng chống tội phạm theo tuyến địa bàn thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh, Trung úy Trần Anh Tiến nhanh chóng bắt nhịp, làm tốt vai trò của một trinh sát. Anh cho biết: “Đảm nhận vị trí mới, trực tiếp xử lý những chuyên án có mức độ phức tạp hơn, nhưng vì yêu nghề lại thích thử thách nên tôi xem đây là cơ hội để rèn luyện bản thân”.

Khi được chỉ huy giao nhiệm vụ, Tiến chưa bao giờ sợ khó mà bắt tay ngay vào nhiệm vụ. “Đối với những chuyên án phức tạp, tôi sẵn sàng thức trắng đêm nghiên cứu, nắm chắc nội dung vụ án, đặt ra những giả thiết khác nhau để khoanh vùng đối tượng.Dù vất vả, hiểm nguy nhưng khi hoàn thành chuyên án, bắt được tội phạm, trả lại cuộc sống bình yên cho người dân thì niềm vui hạnh phúc nhân lên nhiều lần”, anh tâm sự.

Không những là một trinh sát giỏi, Tiến còn là một cán bộ đoàn tiêu biểu, là báo cáo viên của Câu lạc bộ “Tuyên truyền pháp luật” của Đoàn Thanh niên Công an tỉnh.

Năm 2018, Trung úy Trần Anh Tiến 3 lần được Giám đốc Công an tỉnh khen thưởng đột xuất có thành tích trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Anh cũng là một trong 18 cán bộ đoàn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh được Tỉnh đoàn tuyên dương, khen thưởng nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Bài, ảnh: HẢI THUẬN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

TIN MỚI

Return to top