ClockThứ Năm, 13/06/2019 14:20

‘Mức đóng phí chia tay chỉ bằng một bữa sáng nhưng có tác dụng lớn’

Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng cho rằng, “phí chia tay” sẽ là nguồn lực để hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài cũng như quảng bá, xúc tiến du lịch.

Thông qua Luật Đầu tư công sửa đổi: Không còn chuyện con gà-quả trứng?

Nhân viên Chi cục Hải quan Phú Quốc dùng máy soi để kiểm tra hành lý khách nhập cảnh tại sân bay Phú Quốc. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Liên quan đến đề xuất thu phí công dân (với mức thu từ 3-5 USD) khi xuất cảnh (gọi là “phí chia tay), ông Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội) cho rằng: “Mức thu này không lớn đối với mỗi cá nhân nhưng khi cộng đồng chung tay đóng góp, chúng ta sẽ tạo được một nguồn kinh phí để giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.”

Sáng 13/6, bên lề Kỳ họp thứ bảy (Quốc hội khóa XIV), đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

Trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam, ông đề xuất Việt Nam nên học tập một số nước quy định việc mỗi người khi ra nước ngoài nên đóng góp khoản tiền từ 3-5 USD, gọi là “phí chia tay.” Đề xuất trên được đưa ra dựa trên cơ sở nào, thưa đại biểu?

Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng: Nếu đề xuất này được đưa vào dự luật thì cần được làm rõ hơn, cụ thể hóa nhiều khía cạnh. Đó không chỉ là quy định áp dụng với hoạt động xuất, nhập cảnh của công dân qua biên giới mà còn liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của công dân và các cơ quan liên quan ở nước ngoài. Cụ thể, khi người Việt Nam ra nước ngoài cũng phải có sự bảo hộ, hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết (với kinh phí từ chính đóng góp trên).

Việc dùng “phí chia tay” để hỗ trợ công dân khi ở nước ngoài cần được hiểu cụ thể như thế nào, thưa ông?

Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng: Một số nước đã triển khai việc thu loại phí này để hình thành một quỹ chung, phục vụ cho vấn đề bảo hộ, đảm bảo quyền lợi của công dân khi ở nước ngoài.

Hiện nay, công dân Việt Nam khi ra nước ngoài có rất nhiều trường hợp không nằm trong phạm vi bảo hiểm xã hội. Như vậy, cơ quan ngoại giao và đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng không có khả năng, nguồn lực để hỗ trợ.

Ví dụ, công dân Việt Nam khi đánh bắt hải sản bị nước ngoài bắt giữ. Vậy làm sao thương lượng để đưa công dân về nước? Hoặc có những trường hợp, công dân Việt Nam vì một lý do nào đó vi phạm an ninh, quy định ở nước ngoài, chúng ta cũng cần có sự bảo trợ. Thế nhưng, hiện nay, nguồn lực để bảo hộ công dân còn ít.

Ngoài ra, việc làm thủ tục tại các cửa khẩu cần phải có sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, máy móc để các thủ tục xuất, nhập cảnh của công dân được thuận lợi, văn minh, lịch sự, nhanh chóng và thuận tiện.

Tôi cũng mong muốn các cơ quan quản lý hoạt động xuất, nhập cảnh cải thiện tốt hơn những trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật. Khi trang thiết bị hiện đại hơn thì việc xuất nhập cảnh của công dân mình được thuận tiện hơn, không để công dân xếp hàng làm thủ tục, chờ đợi máy móc vận hành. Nhiều trường hợp, công dân phải đứng xếp hàng lâu, rất phiền toái. Nhiều trường hợp, lý do kỹ thuật đã gây ảnh hưởng tới việc xuất, nhập cảnh của công dân.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hưng. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Mức thu “phí chia tay” được đề xuất từ 3-5 USD/người dựa trên cách tính nào, thưa ông?

Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng: Thực ra, tôi thấy, từ 3-5 USD không phải là một mức tiền lớn, tương đương khoảng một bữa ăn sáng thôi. Với mỗi người, số tiền ấy không quá lớn nhưng khi cả cộng đồng chung tay sẽ tạo được một nguồn thu có ý nghĩa vô cùng lớn.

Ngoài việc hỗ trợ nâng cấp thiết bị, máy móc liên quan đến thủ tục xuất, nhập cảnh tại các cửa khẩu, hỗ trợ công dân Việt Nam tại nước ngoài, khoản thu này cũng có thể dùng vào việc xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với thế giới.

Nhiều nước trên thế giới đã huy động nguồn lực xã hội hóa nhằm quảng bá, xúc tiến du lịch. Nguồn lực của Việt Nam cho vấn đề này còn hạn chế. Hiện nay, mỗi năm, Nhà nước chỉ dành được khoản tiền khoảng 2 triệu USD cho các chương trình, quỹ xúc tiến du lịch quốc gia.

Khi vị thế đất nước được nâng lên, hình ảnh thiên nhiên, con người, văn hóa Việt Nam được giới thiệu rộng rãi thì công dân Việt Nam đi ra nước ngoài cũng thuận tiện hơn nhiều, được tôn trọng, nể phục hơn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Vietnam +

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan đón hơn 12 triệu du khách trong 4 tháng

Tờ Thailand Business News ngày hôm nay (7/5) cho hay, Thái Lan vừa chào đón hơn 12 triệu du khách chỉ trong vòng 4 tháng. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của đất nước Thái Lan - một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Thái Lan đón hơn 12 triệu du khách trong 4 tháng
Vướng mặt bằng, nhiều gói thầu dự án hạ tầng du lịch gặp khó

Dù đã gia hạn tiến độ hoàn thành, nhưng đến nay nhiều hạng mục thuộc các gói thầu của Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng - giai đoạn 2, dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch), vẫn chưa thể thi công do chưa có mặt bằng.

Vướng mặt bằng, nhiều gói thầu dự án hạ tầng du lịch gặp khó
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Return to top