ClockThứ Tư, 21/11/2018 08:16

Chỗ đứng trong cộng đồng

TTH - Trước hết là vì tò mò – đó là điều mà tôi đã chia sẻ khi đi nghe hát xoan ở vùng đất Phú Thọ cách đây không lâu. Đó cũng là một cảm giác thật khác khi nghe xoan bước ra từ đời sống thật, không gian thật chứ không phải là trên màn hình ti vi, hay một buổi biểu diễn trong một liên hoan dân ca - dân vũ nào...

Đào tạo sơ cấp nghề biểu diễn ca Huế

Nhưng sau những cảm xúc ban đầu, điều mà tôi ấn tượng nhất, là cách mà những người Phú Thọ đã gặp cùng trao đổi xung quanh chủ đề này, về cách lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Điều mà họ nói, cũng giản dị như cách mà xoan đã hiện diện, chính là đời sống của nghệ thuật này trong cộng đồng. Đó cũng là điều mà trải qua lắm cuộc bể dâu và những thay đổi của cuộc sống đương đại, xoan vẫn được lưu truyền, lan tỏa và có đời sống trong cộng đồng.

Khi lắng nghe những điều ấy, tôi đã nghĩ về ca Huế. Tất nhiên, xuất phát điểm của hai loại hình này hoàn toàn khác nhau khi một thuộc loại hình được hình thành và lưu truyền trong dân gian, một là thể loại duy nhất ra đời trong chốn cung đình. Một đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và một là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Điều mà tôi quan tâm là ở chỗ, người Phú Thọ đã và đang làm khá tốt việc tiếp nối đời sống của hát xoan trong cộng đồng dưới hình thức câu lạc bộ trong các phường xoan; trong trường học với việc học hát và các cuộc thi trong độ tuổi thanh thiếu nhi. Tôi cảm nhận rất rõ cách mà người Phú Thọ nhấn mạnh về sự lan tỏa như một cách khẳng định sức sống của hát xoan.

Thực ra, việc đưa nghệ thuật truyền thống Huế vào trường học cũng đã được thực hiện cách đây nhiều năm, với sự tham gia truyền dạy của các nghệ nhân, nhạc công. Điều này cũng đã tạo được những hiệu ứng tốt trong một thời điểm nhất định về sự đánh thức, khơi dậy ở những người trẻ, như một cách chuẩn bị cho tương lai cả về sự tiếp nối, hay đơn thuần trong một giới hạn là chuẩn bị khán thính giả có hiểu và biết về một loại hình âm nhạc truyền thống. Tuy nhiên cho đến bây giờ, những điều này gần như không thấy đề cập tới nữa. Tôi nghĩ có thể mình chưa đúng, nhưng có vẻ như thế hệ trẻ ở một số đông bây giờ của Huế chưa được “đánh thức” bởi nghệ thuật truyền thống Huế nói chung và ca Huế nói riêng.

 Đây cũng là điều mà tôi quan tâm khi Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi Thừa Thiên Huế (thuộc Bài Chòi vùng Trung bộ đã được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại  vào ngày 7/12/2017) giai đoạn 2019-2023 đã được UBND tỉnh phê duyệt với kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng. Có rất nhiều mục tiêu cụ thể đã được xác định xung quanh mục đích chung là tạo sự lan tỏa và Bài Chòi có sức sống lâu bền trên cơ sở nuôi dưỡng và phát huy giá trị.

Đó có lẽ là vấn đề mấu chốt nhất và cũng cần có những kinh nghiệm cần được áp dụng để Bài Chòi thực sự có đời sống trong cộng đồng.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Return to top