ClockThứ Hai, 09/01/2017 09:26

Đầu tư cho văn hóa giao thông

TTH - Năm An toàn giao thông (ATGT) 2017 có chủ đề: “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết” đã được phát động.

Mục tiêu tiếp tục giảm từ 5-10% cả 3 tiêu chí về số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương so với năm 2016.

Thực tế mấy năm trở lại đây, nhờ sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Ủy ban ATGT quốc gia, chính quyền, ban ATGT các địa phương và các bộ, ngành liên quan mà công tác đảm bảo trật tự ATGT trên cả nước có chuyển biến đáng kể. TNGT được kéo giảm qua từng năm. Riêng trong năm qua, TNGT tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí (số vụ giảm 5,52%, số người chết giảm 0,49%, số người bị thương giảm 8,5%). Tuy nhiên, số vụ cũng như số người chết, bị thương vẫn còn ở mức rất cao. Điều này đòi hỏi cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài, nhằm từng bước xây dựng một xã hội có ý thức chấp hành luật lệ giao thông cao, đẩy lùi TNGT.

Giải pháp lâu dài ở đây là giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông trong giới trẻ-thế hệ tương lai của đất nước, xem ý thức chấp hành luật giao thông là một phần trong văn hóa ứng xử của con người, biết xấu hổ khi vi phạm trật tự ATGT...

Thật “chướng mắt” khi chứng kiến những hình ảnh thanh niên điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm lạng lách, chạy bạt mạng trên đường như muốn thể hiện “đẳng cấp” một cách ngang tàng. Hàng loạt vụ thanh thiếu niên tổ chức đua xe trái phép bị công an bắt giữ trong năm qua; thậm chí có nơi còn thành lập “hội kín” trên các mạng xã hội, với cả trăm hội viên, để tụ tập cổ vũ đua xe... Đơn cử những hành vi trên cho thấy, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay rất kém.

Không phải đến bây giờ, xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên mới được đề cập mà thực tế đã được triển khai từ nhiều năm qua, thông qua việc giáo dục tại các trường học, phổ biến pháp luật ATGT tại các khu dân cư. Đáng chú ý là kế hoạch liên ngành giữa công an và đoàn thanh niên, phối hợp tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho thanh, thiếu niên; thông qua đó, nhiều thanh, thiếu niên vi phạm ATGT được đưa ra kiểm điểm; riêng trên địa bàn Thừa Thiên Huế 5 năm qua đã có gần 2.000 trường hợp được đưa ra kiểm điểm...

Những giải pháp trên đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho nhiều thanh, thiếu niên; song trong thực tiễn, kết quả đó vẫn còn rất khiêm tốn. Cần được tổng kết rút kinh nghiệm, bổ sung những giải pháp hiệu quả hơn, để văn hóa giao thông thực sự hình thành trong giới trẻ khi tham gia giao thông.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế

Để ươm mầm cho học sinh đi thi và đoạt giải quốc tế, Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế xây dựng lộ trình bồi dưỡng bài bản. Đằng sau những tấm huy chương là không ít mồ hôi, công sức của thầy và trò.

Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế
Return to top