ClockThứ Bảy, 27/05/2023 21:13
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:

Dự án luật đã đơn giản hóa các thủ tục

TTH.VN - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, chiều 27/5 đã diễn ra thảo luận tại tổ 4 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các tỉnh Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên Huế và TP.Hải Phòng về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Quốc hội sẽ giám sát thị trường bất động sản và nhà ở xã hộiNgày 27/5, Quốc hội sẽ thảo luận hai dự án Luật liên quan đến ngành công anĐoàn kết, tập trung xây dựng, phát triển Đại học Huế Giáo dục bắt buộc giúp trẻ em được học tập để phát triển toàn diện

leftcenterrightdel
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu kết luận phiên thảo luận. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu điều hành phiên thảo luận.

Theo đó, các đại biểu đều cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành luật; ghi nhận các nội dung mới là bước tiến trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân trong xuất nhập cảnh.

Các đại biểu cho rằng, việc xây dựng luật góp phần đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh và người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; góp phần phát triển kinh tế - xã hội; vừa bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm hiểu thị trường, đầu tư.

Các đại biểu nêu rõ, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, qua rà soát các quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chưa đáp ứng các chủ trương, chính sách của Đảng nên cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách này.

Nhiều đại biểu nhất trí với sự cần thiết và các chính sách mới đề xuất sửa đổi trong dự thảo luật. Quan tâm đến nhóm nội dung sửa đổi các quy định của luật để tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho người nước ngoài nhập, xuất cảnh; nâng cao hiệu quả quản lý cư trú người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội; việc sửa đổi luật nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho khách nước ngoài, kích cầu du lịch.

leftcenterrightdel
 Đại biểu Nguyễn Thanh Hải nêu ý kiến tại buổi thảo luận. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng, trong bối cảnh nước ta đang tích cực triển khai định danh điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Do đó, việc sửa đổi luật lần này sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Đại biểu bày tỏ nhất trí với việc mở rộng diện cấp thị thực điện tử, mở rộng điều kiện áp dụng trên cơ sở đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phù hợp với chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Kết luận nội dung thảo luận, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu cho rằng, các nội dung sửa đổi lần này là bước cải cách thủ tục hành chính quan trọng. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị đẩy mạnh công tác quản lý dân cư khi có các quy định sửa đổi về nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực và được xem xét giải quyết cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo các quy định khác của Luật để tránh trường hợp lợi dụng ở lại cư trú bất hợp pháp hoặc lao động “chui”.

* Liên quan đến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu đối với lực lượng công an, nhất là sĩ quan. Đồng thời, qua nhiều buổi tiếp xúc cử tri, đại biểu đề nghị quốc hội xem xét giảm tuổi nghỉ hưu cho đối tượng giáo viên, đặc biệt là bậc mầm non.

THỌ TRÍ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:
Nhiều ý kiến góp ý dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) và dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

Nêu quan điểm tại phiên thảo luận tại tổ, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh đến việc cần thể chế hóa bằng luật thẻ căn cước công dân, cả về quy trình quản lý, sử dụng và mẫu mã.

Nhiều ý kiến góp ý dự án Luật Viễn thông sửa đổi và dự án Luật Căn cước công dân sửa đổi
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:
Rà soát và quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi của dự án luật

Chiều 9/6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã có những ý kiến tại phiên thảo luận ở tổ 4 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên Huế và TP. Hải Phòng.

Rà soát và quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi của dự án luật
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:
Cần có những nguyên tắc cụ thể khi xác định giá đất

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, sáng 9/6, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tổ 4 gồm các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Cà Mau và TP. Hải Phòng.

Cần có những nguyên tắc cụ thể khi xác định giá đất

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Địa chỉ Dichthuattot Hà Nội
Return to top