ClockThứ Sáu, 04/08/2017 09:58

Không phát triển nóng

TTH - Tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được tổ chức ngày 1/8 vừa qua, bên cạnh những kết quả đạt được, một vấn đề được cảnh báo là cần điều chỉnh số lượng tàu cá cả nước, nếu không số lượng tàu sẽ vượt quy hoạch đến năm 2020.

Theo số liệu báo cáo tại hội nghị, đến nay cả nước có hơn 760 tàu cá đóng mới đi vào hoạt động và 105 tàu cá khác được nâng cấp. Hơn 9 nghìn tỷ đồng được các ngân hàng giải ngân để đóng tàu và gần 13 nghìn tàu được hỗ trợ bảo hiểm. Những con số này cho thấy, sau 3 năm thực hiện, Nghị định 67 đã góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản, phát triển bền vững.

Tại Thừa Thiên Huế, đội tàu cá của tỉnh phát triển mạnh với gần 2 nghìn chiếc; trong đó tàu đánh bắt xa bờ khoảng 400 chiếc. Hiện có 40 chủ tàu được phê duyệt danh sách và đủ điều kiện vay vốn theo Nghị định 67, với tổng dư nợ cho vay trên 180 tỷ đồng. Theo kế hoạch phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 của UBND tỉnh, sẽ nâng đội tàu đánh bắt xa bờ lên 600 chiếc; tỷ trọng sản lượng khai thác xa bờ đạt trên 70%.

Những con “tàu 67” đã giúp ngư dân bám biển dài ngày hơn, vươn ra ngư trường xa hơn; chất lượng hải sản được bảo quản tốt hơn khi về đất liền, thu nhập của chủ tàu và ngư dân cũng nâng cao, góp phần bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ biển đảo. Tuy nhiên, một thực tế mà  hầu hết các địa phương ven biển đang phải đối mặt là hạ tầng nghề cá không theo kịp tốc độ phát triển của đội tàu.  Ở Thừa Thiên Huế, cảng cá Thuận An, các khu neo đậu tàu thuyền ở Phú Thuận, Phú Hải, Vinh Hiền… không đáp ứng được yêu cầu ra vào, neo đậu, cung cấp hậu cần cho tàu đánh bắt xa bờ. Không ít chủ tàu phải đưa tàu vào Đà Nẵng neo đậu, tiêu thụ hải sản; một số tàu bị hư hỏng khi ra vào các khu neo đậu do luồng lạch bị bồi lắng.

Một thực tế khác, đa số chủ tàu chỉ đủ tiềm lực đầu tư thân, máy tàu còn việc đầu tư các trang thiết bị, ngư cụ đánh bắt, bảo quản  hiện đại hạn chế nên chưa phát huy được hiệu quả của nghề đánh bắt xa bờ. Điều này phần nào bộc lộ qua việc các tàu hậu cần nghề cá thời gian qua ít khi thu mua đủ lượng hải sản, bị thua lỗ.

Một hệ lụy nữa là mỗi khi vào mùa đánh bắt, các chủ tàu lại vất vả ngược xuôi tìm bạn thuyền. Ở vùng biển nhưng lại thiếu lao động nghề biển. Điều này một phần do thu nhập nghề biển chưa hấp dẫn để giữ chân lực lượng lao động trẻ, phần nữa do đội tàu đánh bắt phát triển nhanh trong khi việc đào tạo nghề biển cho lực lượng lao động chưa được quan tâm đúng mức, nhất là với thuyền trưởng, máy trưởng tàu vỏ thép.

Để khắc phục những bất cập trên, việc “hãm” sự phát triển nóng về số lượng tàu đánh bắt xa bờ là cần thiết. Đi đôi hạn chế phát triển về số lượng, cần quan tâm nhiều hơn đến phát triển hạ tầng ven bờ; đồng thời có chính sách hỗ trợ ngư dân đầu tư các trang thiết bị hiện đại, áp dụng mô hình khai thác, bảo quản tiên tiến; chú trọng công tác dự báo ngư trường, nguồn lợi thủy sản cho ngư dân khai thác…để nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt xa bờ, giúp ngư dân có thể sống khỏe, sống vui với biển.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Return to top