ClockThứ Năm, 16/02/2023 23:36

Mong muốn hợp tác, chia sẻ với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp

TTH.VN - Chiều 16/2, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (Ecole française d’Extrême - Orient - EFEO) do ông Nicolas FIÉVÉ, Giám đốc làm trưởng đoàn.

Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối nămGiảm áp lực giao thông khu vực nội thành HuếBảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khănHoàng cung dựng nêu đón tết cổ truyềnKhai thác lợi thế, giá trị đặc thù của di sảnTăng cường quảng bá & tạo thêm sức hút cho Đại NộiNhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình trao quà lưu niệm đến ông Nicolas FIÉVÉ. Ảnh: Văn Bốn

Ông Nicolas FIÉVÉ cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã dành thời gian đón tiếp trọng thị đối với đoàn. Mục đích của đoàn là đến chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh và trao đổi về hợp tác nghiên cứu, học thuật và khoa học bảo tồn tư liệu lịch sử nhằm phục vụ công tác bảo tồn các di sản văn hóa của Thừa Thiên Huế nói riêng và của hai quốc gia Việt Nam – Pháp nói chung trong thời gian tới.

Đồng thời cho biết, EFEO đã thực hiện công tác bảo tồn di sản nghệ thuật và khảo cổ Việt Nam không chỉ qua các công trình nghiên cứu và kiểm kê, mà còn thông qua việc xây dựng và quản lý nhiều viện bảo tàng. Ngoài ra, EFEO đã thu thập nhiều tài liệu bản thảo và tài liệu in, thành lập một thư viện phong phú và rập hàng nghìn bản văn khắc.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cảm ơn sự quan tâm của đoàn công tác đối với Thừa Thiên Huế - vùng đất Cố đô với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.  Khẳng định năm 2023 là năm kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp - Việt, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh mong muốn được EFEO hợp tác, chia sẻ nguồn tư liệu, hình ảnh liên quan đến di sản văn hóa Huế và triều Nguyễn được lưu trữ tại EFEO và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Đoàn chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh. Ảnh: Văn Bốn

Đồng thời, hợp tác về quản lý, trao đổi, chia sẻ nguồn tư liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử, dữ liệu số hoá về di sản văn hóa Huế và triều Nguyễn nhằm hỗ trợ tỉnh xác định các nguồn gốc hiện vật - tư liệu liên quan phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế; hợp tác nghiên cứu về việc bảo tồn những di sản văn hóa, cùng chủ trì các hội nghị chuyên đề học thuật, cho mượn các tài sản văn hóa và những tài liệu nghiên cứu, tổ chức các cuộc triển lãm và trao đổi các nhà nghiên cứu.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng mong muốn được trao đổi học thuật và trao đổi thông tin, dữ liệu về những hoạt động nghiên cứu khoa học của hai bên; trao đổi tài liệu và các dữ liệu khác về lịch sử, văn hóa Việt Nam do học giả Pháp và Việt Nam nghiên cứu; hợp tác xuất bản các công trình nghiên cứu chung, thực hiện nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và xuất bản tài liệu khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu các nền văn hóa cổ và văn hóa truyền thống, thực hiện việc trao đổi xuất bản phẩm; tăng cường hợp tác, trao đổi và chia sẻ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực về nghiên cứu sưu tầm, lưu trữ tư liệu trữ tại Pháp và Việt Nam. Qua đó, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trong những trung tâm văn hóa đặc sắc của cả nước và khu vực.

           Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tham quan Tàng Thơ Lâu 

*Trong chuyến thăm và làm việc tại Huế, chiều 16/2, Viện Viễn Đông Bác cổ đã có buổi làm việc với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và ký kết thỏa thuận khung hợp tác về bảo tồn, phát huy văn hóa di sản.

Theo thỏa thuận hợp tác, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng chia sẻ nguồn tư liệu, hình ảnh liên quan đến di sản văn hóa Huế và triều Nguyễn được lưu trữ tại hai đơn vị.

Hai bên cũng trao đổi, hợp tác về quản lý, chia sẻ nguồn tư liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử, dữ liệu số hoá về di sản văn hóa Huế và triều Nguyễn nhằm hỗ trợ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xác định các nguồn gốc hiện vật - tư liệu liên quan, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế. Đồng thời, tăng cường trao đổi và chia sẻ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực về nghiên cứu sưu tầm, lưu trữ tư liệu.

Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp cũng sẽ hỗ trợ, kết nối Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế với các tổ chức, đơn vị của Pháp hiện đang lưu trữ các nguồn tư liệu, đặc biệt là tư liệu ảnh liên quan đến kiến trúc triều Nguyễn để phục vụ công tác trùng tu di tích.

Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp thuộc Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Pháp là cơ quan hoạt động về khoa học, văn hóa và nghề nghiệp.

THÁI SƠN-MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Return to top