ClockThứ Tư, 17/08/2016 14:19

Nguồn lực cho phát triển

TTH - Có 5 nhóm giải pháp chủ yếu trong dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm, từ 2016 đến 2020, bao gồm đột phá phát triển kinh tế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phát triển khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, phòng chống tham nhũng, lãng phí đã được đưa ra thảo luận tại hội nghị do UBND tỉnh tổ chức vào ngày 10/8 vừa qua.

 Mục tiêu mà các nhóm giải pháp chủ yếu này nhắm đến trong kế hoạch này là để hoàn thành vượt mức 15 chỉ tiêu chủ yếu; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong tỉnh tăng bình quân trên 9%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt từ 3.400 – 3.700 USD; tỷ trọng dịch vụ - du lịch chiếm 55% trong cơ cấu kinh tế; theo sau đó là công nghiệp (37%); nông lâm thủy sản (8%); kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng từ 10% đến 12%; tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 65%-70%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4%; 50% tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới...

Thông tin từ cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh cho biết, nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp tại hội nghị đã tập trung xung quanh tiềm năng, lợi thế so sánh; các giải pháp cụ thế cho các nhóm vấn đề, giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đến các giải pháp để thu hút đầu tư, nhất là các nguồn lực ngoài ngân sách với những cơ chế, chính sách cụ thể... để có thế cán mốc được các chỉ tiêu trong kế hoạch đã được phân kỳ.

Việc xác định nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách không phải là điều mới, nhưng chắc chắn là từ thời điểm này, đây chính là nguồn lực mang tính đối trọng và là thành tố cơ bản trong phát triển. Không thể có nền kinh tế mạnh, nếu không thu hút được đầu tư từ nhiều phía cũng như không có một lực lượng doanh nghiệp trên địa bàn đủ mạnh. Chúng ta đã quen với nhận định và quen với chờ đợi sự xuất hiện của những nguồn đầu tư FDI hay từ các doanh nghiệp trong nước để có thể thay đổi diện mạo, nguồn vốn và có những bước chuyển mang tính đột phá. Nhưng đã có những đề nghị mới, là bên cạnh việc mời gọi các “ông lớn” trong và ngoài nước đến Huế đầu tư, cần chú ý cả đến đội ngũ doanh nghiệp địa phương. Điều mấu chốt hơn là làm thế nào để “khoan sức dân” từ khối doanh nghiệp này với những chủ trương, chính sách, cơ chế và cả sự hỗ trợ để họ làm ăn và cùng phát triển.

Trong góc nhìn hẹp  - 6 tháng đầu năm 2016 – cũng là những bước đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2016-2020, Thừa Thiên Huế cũng như một số tỉnh, thành ở khu vực Bắc miền Trung đã gặp không ít khó khăn, dẫn đến GRDP giảm khoảng 1%; các khu vực khác như công nghiệp và xây dựng, dịch vụ- du lịch cũng đều có mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ và khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng âm 1,02%. Tất nhiên đây cũng chỉ một “phân kỳ” ngắn của năm, song tác động của nó lên sự phát triển kinh tế xã hội lại không hề nhỏ, nếu không nói là điểm lùi và ở một vài phương diện nào đó, còn quay trở lại phía sau vạch xuất phát. Thế nên, việc tạo ra nguồn lực từ nhiều nguồn huy động  sẽ trở thành trợ lực cho những bước đi chững chạc, tự tin để phát triển. Và cuối cùng, vấn đề là ở chỗ, làm thế nào để các chủ thể của các nguồn lực ấy tin cậy bước vào “sân” đầu tư bằng những gì họ có và có thể, nhiều hơn những gì mà họ có.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè

Thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng đô thị Huế bắt đầu từ những dự án (DA) chỉnh trang vỉa hè, hạ lề các tuyến đường ở khu vực trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách.

Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè
Return to top