ClockThứ Bảy, 02/10/2021 16:41

Việc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào kết quả phòng, chống dịch COVID-19

TTH.VN - Ngày 2/10, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Chính phủ đã dành thời gian họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố và 705 huyện, thị xã, thành phố trong cả nước về công tác phòng, chống dịch COVID; bàn giải pháp “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

A Lưới tổ chức hai điểm hỗ trợ người dân từ miền Nam về quêTin nhắn từ tâm dịchCòn 63 ca COVID-19 đang điều trịSức trẻ trên mặt trận chống dịchSẵn sàng cho Trung tâm Hồi tích cực COVID-19 quốc giaThích ứng an toàn trước dịch bệnhBiểu dương các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp, ủng hộ trong công tác phòng, chống dịchTrường ĐH Khoa học làm clip góp sức đẩy lùi dịch bệnhTăng trưởng vốn đầu tư ngoài Nhà nước

Tại Huế, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh cùng tham dự.

Thừa Thiên Huế đang đi đúng hướng

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh tại điểm cầu Huế 

Báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành và các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo Trung ương về các giải pháp khẩn cấp phòng, chống dịch COVID-19.

Đến cuối tháng 9/2021, toàn tỉnh được cấp 277.208 liều vắc xin. Hiện đã tiêm 212.878 liều, còn 64.330 liều đang thực hiện tiêm theo tiến độ. Tỷ lệ phân bổ vắc xin cho người trên 18 tuổi chỉ đạt 18,71%. Lực lượng y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chi viện 815 y bác sĩ vào chống dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đồng thời, đã triển khai đón người dân Thừa Thiên Huế từ TP. Hồ Chí Minh có nguyện vọng về quê hương.

Đến nay, toàn tỉnh có 823 ca F0 (hiện đang điều trị 63 ca, đã được điều trị khỏi 765 ca), có 4 bệnh nhân tử vong. Về công tác điều trị, bên cạnh khu cách ly điều trị của bệnh viện Trung ương Huế, tỉnh đã thành lập 4 bệnh viện điều trị COVID-19 với khoảng 700 giường bệnh để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 theo các phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Tổng số kinh phí chống dịch từ đầu năm đến nay là 534 tỷ đồng; trong đó, nguồn ngân sách trung ương chi theo phân cấp khoảng 167 tỷ và huy động từ các tổ chức cá nhân khác.

Đến cuối tháng 9/2021, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ theo Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg: Tổng số đối tượng 115.226 người với, tổng kinh phí 43,283 tỷ đồng. Về chính sách hỗ trợ người dân tỉnh Thừa Thiên Huế ở các tỉnh, thành phố khác gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đã hỗ trợ cho 4.949 hộ với tổng số tiền hỗ trợ 4,949 tỷ đồng...

Thừa Thiên Huế có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp, chỉ đạt chưa đến 20% kế hoạch phân bổ của Bộ Y tế để tiêm cho người trên 18 tuổi, đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế ưu tiên bổ sung vắc xin kịp thời. Đồng thời, Chính phủ phân bổ thêm kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ tỉnh phòng chống dịch.

Người dân kiềm chế, không di chuyển tự phát làm lây lan dịch bệnh

Công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 của Thừa Thiên Huế được thực hiện rất tốt 

Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, sau khi TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam nới lỏng giãn cách xã hội, có hiện tượng nhiều người dân từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương di chuyển về quê. Do đó, Thủ tướng kêu gọi người dân nên kiềm chế, không di chuyển tự phát làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Thủ tướng yêu cầu TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh có đông người dân, lao động ngoại tỉnh tiếp tục tuyên truyền, giải thích, vận động người dân ở lại để được tiêm vaccine đầy đủ; tiếp tục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Nếu người dân thực sự có mong muốn về quê vì các lý do khác nhau thì các địa phương phối hợp tổ chức đón, đưa người dân về quê, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, đi lại thuận lợi, đảm bảo an toàn giao thông và tránh gây bức xúc cho người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở; đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Củng cố, phát triển hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; sẵn sàng tăng cường y tế lưu động, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để dẫn đến quá tải hệ thống y tế và khủng hoảng y tế; hạn chế thấp nhất các ca tử vong.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã và đang nỗ lực hết mình để nhập khẩu nhanh nhất, nhiều nhất vaccine tiêm miễn phí cho nhân dân; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để chủ động vaccine trong nước. Phấn đấu đến cuối năm bao phủ được hơn 90% người dân trên 18 tuổi tại tất cả các địa phương được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine và có kế hoạch triển khai tiêm chủng vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi...

Có lộ trình để khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ ngay tại các tâm dịch như TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận, tình hình dịch đã và đang được kiểm soát với số ca mắc, ca tử vong giảm dần. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, song cũng không cực đoan để mở cửa có lộ trình để khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, việc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc rất lớn vào kết quả phòng, chống dịch COVID-19. Do đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, trong đó đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, đồng thời linh hoạt sáng tạo trong thực hiện chỉ đạo. Củng cố hệ thống y tế từ Trung ương đến cơ sở, trong đó quan tâm hệ thống y tế lưu động để người dân được tiếp cận y tế từ cơ sở, bệnh tình không chuyển nặng. Tiếp tục 5K + vaccine, thuốc + công nghệ + ý thức của người dân để phòng, chống dịch hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các ngành, đơn vị khẩn trương hoàn thiện và triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch để thích ứng an toàn với dịch bệnh trong tháng 10/2021; chủ động dự báo, hoàn thiện các kịch bản, phương án phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới; tiếp tục đẩy nhanh tốc độ nhập vaccine và tổ chức tiêm vaccine kịp thời, hợp lý, hiệu quả cho người dân theo thứ tự ưu tiên; xây dựng, áp dụng các chính sách thỏa đáng cho lực lượng tuyến đầu; huy động nguồn lực y tế ngoài công lập vào phòng, chống dịch.

Thủ tướng cũng yêu cầu cần có chế độ khen thưởng kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi sai trái, vi phạm quy định phòng, chống dịch; tăng cường thông tin truyền thông, huy động toàn dân tham gia công tác phòng, chống dịch, trong đó tập trung nâng cao ý thức, thay đổi hành vi, thói quen của người dân, tạo đồng thuận xã hội…

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến ngày 4/5, toàn quốc có hơn 17,407 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 1,73% so với cùng kỳ năm 2023. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 90,240 triệu người; tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến hết tháng 4/2024, số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của toàn ngành là 155.406 tỷ đồng, tăng 10,04% so với cùng kỳ năm 2023.

Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top