ClockThứ Sáu, 04/09/2020 14:38

An toàn vẫn phải đặt lên hàng đầu

TTH - Bộ Y tế là đơn vị tiên phong khi ban hành Bộ tiêu chí “Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp”.

Theo thông báo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, bắt đầu từ 0h00 ngày 3/9, các lĩnh vực kinh doanh có nguy cao trong dịch COVID-19, bị hạn chế hoạt động lâu nhất như karaoke, rạp chiếu phin, quán bar, vũ trường, mát-xa, game online trên địa bàn tỉnh được phép hoạt động trở lại. Trước đó, việc dỡ bỏ hạn chế khu vực kiểm soát công dân về từ vùng dịch như Quảng Ngãi, Đắk Lắk (0h00 ngày 1/9) và Quảng Trị (0h00 ngày 4/9) cho thấy, dịch COVID-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát.

Ngăn chặn không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn là thành công lớn của tỉnh, khi hai địa phương bên cạnh là Quảng Trị và Đà Nẵng đều xuất hiện dịch bệnh, nhưng chúng ta bị ảnh hưởng tiêu cực do phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Việc dỡ bỏ các hạn chế khu vực kiểm soát công dân về từ vùng dịch và khôi phục lại các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh không giảm bớt áp lực đối với những người trực tiếp làm nhiệm vụ phòng chống dịch, giải tỏa nỗi lo của người dân mà còn tạo điều kiện để khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 hiện vẫn diễn biến phức tạp khi Đà Nẵng vẫn chưa dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp giãn cách xã hội; Hải Dương lại vừa xuất hiện ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Nhìn rộng ra thế giới, thuốc đặc trị COVID-19 hiện vẫn chưa có, còn vắc-xin thì chưa thể đến được với đa số người dân, ít nhất trong năm nay thì nguy cơ dịch xâm nhập vào địa bàn vẫn chưa phải đã hết. Vì vậy, vấn đề an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 vẫn phải đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động của đời sống xã hội và phải thực hiện nghiêm ngặt, bài bản.

Bộ Y tế là đơn vị tiên phong khi ban hành Bộ tiêu chí “Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp”. Với bộ tiêu chí này, việc đánh giá, áp dụng các biện pháp an toàn trong phòng chống dịch được thực hiện bài bản, tạo môi trường an toàn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cũng như bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.

Với Thừa Thiên Huế, tỉnh sớm ban hành Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Với những tiêu chí cụ thể, được lượng hóa theo thang điểm tối đa là 100 và được các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện nghiêm túc nên sản xuất của các doanh nghiệp vẫn duy trì an toàn.

Với các trường học, nỗi lo lớn nhất khi bắt đầu bước vào năm học mới là sự an toàn của thầy cô giáo và học sinh, còn chuyện trường lớp, sách vở tuy là nhiệm vụ chính vẫn phải đứng sau. Để an toàn đón học sinh, sinh viên bước vào năm học mới, ngoài việc xây dựng kế hoạch năm học mới phù hợp với tình hình dịch bệnh, UBND tỉnh chỉ đạo ngành giáo dục và từng trường cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch phù hợp với thực tế của đơn vị. Việc kiểm tra, giám sát thực hiện bộ tiêu chí này cần phải duy trì thường xuyên, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, nhà trường, phụ huynh học sinh.

Tương tự, các ngành đặc thù khác, có nguy cơ lây nhiễm cao như các siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn, các điểm vui chơi giải trí… cũng cần có những bộ tiêu chí cụ thể đánh giá mức độ an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 cả trong trạng thái bình thường mới lẫn trong tình huống có dịch xuất hiện. Làm tốt điều này sẽ góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa phát triển sản xuất kinh doanh vừa phòng chống dịch hiệu quả của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động

Chỉ trong vòng 1 tháng, hai vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Yên Bái và Đồng Nai, gây những tổn thất lớn về người. Điểm chung của hai vụ việc này cùng nhiều vụ tai nạn lao động khác là quy trình về an toàn lao động đã không được tuân thủ nghiêm túc, cộng với công tác kiểm soát bị lơ là, từ đó dẫn tới những tai nạn thương tâm.

Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động
An toàn thực phẩm tại các trường học

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

An toàn thực phẩm tại các trường học
Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ

Những ngày qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh đã chủ động luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) để cơ động xử lý tình huống khi có yêu cầu. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp lễ.

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ
Sẵn sàng trong mọi tình huống

Cùng với phường Phú Nhuận, hiện nhiều địa phương trên địa bàn TP. Huế đã thành lập các tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy và "Điểm chữa cháy công cộng", phát huy tác dụng trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) như Đông Ba, Phú Hội, Phú Thượng, Vĩnh Ninh...

Sẵn sàng trong mọi tình huống
Return to top