ClockThứ Ba, 10/11/2020 17:41

Sớm công nhận người Pa Kô là một trong các dân tộc Việt Nam

TTH.VN - Tại phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 10/11, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa đã chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến về việc sớm công nhận dân tộc Pa Kô là một trong các dân tộc Việt Nam.

Bảo tồn văn hóa dân tộc từ chữ viếtNữ sinh Pa Kô năng động“Nhà của làng” sẽ đông và vui?Tái sinh rừng mây

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa đặt câu hỏi chất vấn . Ảnh: Linh Trọng

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa nêu câu hỏi chất vấn: Nguyện vọng của cử tri A Lưới kiến nghị qua hai khóa Quốc hội (khóa XIII, XIV) đề nghị Ủy ban Dân tộc trình cấp có thẩm quyền sớm công nhận dân tộc Pa Kô là một trong các dân tộc Việt Nam. Xin Bộ trưởng cho biết nguyện vọng nêu trên có được hay không được công nhận. Nếu được công nhận thì thời gian nào?

Đại biểu cũng báo cáo với Quốc hội một số tiêu chí đặc biệt của Pa Kô: Đây là dân tộc tự nguyện mang dòng họ Bác Hồ sau khi Bác mất năm 1969 và có nhiều thành tích trong chống Mỹ cứu nước; là dân tộc có 8 Anh hùng lực lượng vũ trang. Có những anh hùng đã đi vào huyền thoại như Hồ Vai, Kan Lịch, Hồ A Đum và có những địa danh gắn liền những chiến công nổi tiếng như là sân bay A So, đồi A Bia, có đường Hồ Chí Minh huyền thoại đi qua địa bàn. Rất mong Chính phủ và Bộ trưởng quan tâm.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, để trực diện trả lời câu hỏi của ngắn gọn của đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa rất khó. Bởi vì nó cũng có một phần ngoài thẩm quyền, trách nhiệm Bộ trưởng Chủ nhiệm theo Điều 42 của Bộ luật Thống kê. Nhưng với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng sẽ gặp đại biểu Ngọc Nghĩa để trao đổi trực tiếp và trả lời bằng văn bản.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội Đỗ Văn Chiến trả lời chất vấn Ảnh: Linh Trọng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã tham mưu cho Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Ủy ban Dân tộc xây dựng đề tài, lập đề án xác định thành phần tên gọi một số dân tộc và lập bảng danh mục các dân tộc Việt Nam.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã mở đề tài khoa học và mời các nhà khoa học có kinh nghiệm tham gia nghiên cứu, thành lập Ban soạn thảo đề án và thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo, xin ý kiến của các bộ, ngành và 20 tỉnh, thành liên quan. "Trực tiếp, tôi cũng đã tiếp xúc với 5 nhóm đồng bào dân tộc thiểu số có ý kiến về xác định lại tộc danh của mình. Đại diện các nhóm dân tộc đó cũng đã có rất nhiều ý kiến phản ánh", Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến nói.

Chúng tôi đã hoàn thành đề án này báo cáo với Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã phân công Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tổ chức một cuộc họp và lắng nghe ý kiến của các cơ quan liên quan và đã có thông báo kết luận của Văn phòng Chính phủ số 102 về nội dung xác định thành phần tên gọi của một số dân tộc, xây dựng danh mục các dân tộc Việt Nam. Phó Thủ tướng đồng ý về 3 nội dung.

Nội dung thứ nhất, đồng ý về sự cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng đề án này. Bởi vì, bảng danh mục thành phần dân tộc Việt Nam đã được xác định từ năm 1979, quyết định 121 của Tổng cục Thống kê và thể theo pháp luật hiện nay thì thẩm quyền đó sẽ thuộc của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai là đánh giá cao quá trình chuẩn bị khẩn trương, trách nhiệm, thận trọng và đã có những đề xuất bước đầu có căn cứ, sức thuyết phục.

Thứ ba, giao cho Ủy ban Dân tộc tiếp thu ý kiến của Hội nghị, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tổng cục Thống kê và các địa phương, các bộ, ngành liên quan hoàn thiện đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Không phải chỉ có dân tộc Pa Kô mà có 21 nhóm dân tộc đề nghị xác định lại thành phần, tên gọi của mình. Đây là những vấn đề rất lớn liên quan đến lịch sử, văn hóa, tác động sâu rộng đến tâm tư, tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta phải đảm bảo một nguyên tắc cao nhất trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Qua tham khảo, nghiên cứu các nước xung quanh thì Lào có 49 dân tộc, Myanmar có 135 sắc tộc, Trung Quốc thì có 56 dân tộc. Căn cứ vào tất cả những nội dung đó, chúng tôi đang tiếp tục hoàn thiện để báo cáo lại lần thứ hai.

“Với tinh thần là trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, tôi đã cố gắng để hoàn thành nội dung này. Nhưng tôi nghĩ rằng việc lớn, liên quan đến nhiều bộ, ngành và như tôi đã nói. Do vậy, cần có thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục với tinh thần cao nhất, cũng chia sẻ và đồng cảm với những đề xuất của bà con”- Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến khẳng định tại phiên trả lời chất vấn...

Thái Bình (ghi)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026:
Chất vấn lãnh đạo đầu ngành các vấn đề y tế, nội vụ

Sáng 11/12, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, HĐND tỉnh tiến hành chất vấn lãnh đạo đầu ngành liên quan đến lĩnh vực y tế, nội vụ.

Chất vấn lãnh đạo đầu ngành các vấn đề y tế, nội vụ
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top