ClockThứ Tư, 07/04/2021 18:58

Thừa Thiên Huế và Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản

TTH.VN - Chiều 7/4, Đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam do UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trần Văn Tân đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về trao đổi kinh nghiệm xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Làm việc với đoàn có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thanh Bình, cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Chính phủ thông qua Đề án cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên HuếThủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành cơ chế, chính sách đặc thù với Thừa Thiên Huế“Chạm vào cơ chế đặc thù”Tạo sức bật mới, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2021Thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị: Tạo thế và lực từ cơ chế, chính sách đặc thùXây dựng Thành phố di sản & những kỳ vọng đột phá - kỳ 2: Khai phá di sản từ cơ chế đặc thù

Thừa Thiên Huế và Quảng Nam có nhiều tương đồng trong bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nói chung, thành phố Hội An nói riêng có những nét tương đồng, cùng hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị "Đô thị di sản" làm động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thừa Thiên Huế đã được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Nam mong muốn được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến một số vấn đề như: các bước xây dựng đề án; đơn vị tư vấn đề án; trình tự, thủ tục lấy ý kiến bộ ngành, trung ương; công tác thu phí tham qua, trùng tu tu, tu bổ di tích; công tác quy hoạch; kinh nghiệm trong việc triển khai các đề án...

Tại buổi làm việc, đại diện các sở ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế làm rõ các nội dung mà đoàn công tác tỉnh Quảng Nam quan tâm, muốn trao đổi, học tập kinh nghiệm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thanh Bình khẳng định, việc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy giá trị di sản là việc làm cần thiết nhằm phát huy những giá trị đặc thù mà hai địa phương hiện có, hướng đến mục tiêu chung là phát triển bền vững, phát huy giá trị lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa.

Lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế chụp ảnh lưu niệm  

Chia sẻ một số kinh nghiệm cụ thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thanh Bình cho biết, tỉnh đã giao sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương trong xây dựng đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế và bản sắc văn hóa Huế, cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế”.

Tỉnh chọn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đơn vị tư vấn. Đồng thời, tập trung chỉ đạo xây dựng lộ trình triển khai cụ thể thông qua Chương trình hành động, kế hoạch triển khai; họp báo cáo tiến độ hàng tuần, hàng tháng. Tích cực làm việc với các Bộ ngành trung ương, Văn phòng Chính phủ, các Ủy ban thuộc Quốc hội. Tổ chức các Hội nghị, hội thảo tham vấn lấy ý của các Bộ ngành, cơ quan trung ương để hoàn thiện một số cơ chế chính sách quan trọng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh có Tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến các Bộ nghành liên quan; đồng thời, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho từng Sở ngành chủ động làm việc trực tiếp với các Bộ, ngành, chú trọng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ....

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, buổi làm việc hôm nay đã gợi mở được nhiều vấn đề cho cả hai địa phương, trên cơ sở tương đồng về nhiều mặt, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam cần phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới nhằm cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ nhau trong thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế xã hội.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách sử dụng người tài: Lịch sử và vấn đề đặt ra

Phát hiện, tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc đặt ra những chính sách kịp thời, phù hợp hơn để thu hút và trọng dụng nhân tài là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách sử dụng người tài Lịch sử và vấn đề đặt ra
Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Return to top