ClockThứ Sáu, 04/06/2021 06:12
KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (5/6/1911 – 5/6/2021)

“Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi”

TTH - Để thực hiện hoài bão lớn của mình, mùa hè 1909, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết định rời xa Huế để bắt đầu hành trình xuôi dần vào Nam, tìm cơ hội đi ra nước ngoài với một khát khao và quyết tâm cháy bỏng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đó là tất cả những điều tôi muốn, đó là tất cả những điều tôi hiểu”. 

Hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh: Bài học về lý tưởng cho tuổi trẻThắng lợi bắt nguồn từ quyết định sáng tạo đầu tiên

Bến cảng Nhà rồng - nơi Bác Hồ rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. (Ảnh tư liệu)

“Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”

Sinh ra trong cảnh “nước mất, nhà tan”, chứng kiến sự thất bại của phong trào Cần vương cứu nước của các sĩ phu vào cuối thế kỷ XIX; bằng trí tuệ thiên tài và đầu óc nhạy cảm, Nguyễn Tất Thành thấu hiểu những hạn chế về con đường cứu nước của các bậc tiền bối. 

Tuy khâm phục tinh thần yêu nước của Cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, nhưng không tán thành con đường cứu nước của hai cụ, bởi theo Người: Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương; còn Cụ Phan Bội Châu hy vọng nhờ vào người Nhật giúp ta đuổi Pháp, chẳng khác gì “xua hổ cửa trước, rước beo cửa sau”…

Đây thật sự là một giai đoạn khủng hoảng về con đường cứu nước, đòi hỏi phải tìm ra một hướng đi mới, một con đường và phương châm cứu nước mới cho dân tộc, một đòi hỏi mang tính cấp bách mà thời đại đặt ra và mong chờ.

Về hoài bão ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành từng thổ lộ: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Với Nguyễn Tất Thành, Người không chọn đến các nước phương Đông như các bậc tiền bối mà muốn đến với phương Tây, đến với quê hương của “tự do, bình đẳng, bác ái” để quan sát, học tập và có điều kiện hiểu sâu hơn về nước Pháp và các nước Âu - Mỹ. Ý định đó được Người thổ lộ với nhà thơ, nhà báo Nga Ôxípmandextam (1923): “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”.

Một hướng đi đúng đắn nhất cho dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX

Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chính thức sang phương Tây tìm đường “cứu nước, cứu dân” trên chuyến tàu vận tải La Touche - Tréville với tên gọi Văn Ba.

Bằng đôi bàn tay lao động kiếm sống, cùng đầu óc và trái tim khát khao cháy bỏng của một người yêu nước, Người đã không ngừng quan sát, học tập và dấn thân…

Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc kéo dài 30 năm, đã vượt qua 3 đại dương, trải khắp 4 châu lục, với trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng trăm thành phố lớn, nhỏ. Nhờ đó, Người có điều kiện tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều giai tầng, nhiều nền văn hóa khác nhau và cuối cùng đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, ánh sáng của thời đại, cẩm nang thần kỳ cho dân tộc Việt Nam, cùng các dân tộc thuộc địa trên thế giới.

Trên hành trình ấy, Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp, rồi tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, cùng thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địạ.

Cuối cùng, Người rút ra kết luận “dù màu da có khác nhau, nhưng trên thế giới chỉ có hai loại người, loại người bóc lột và loại người bị bóc lột. Và chỉ có một tình hữu ái mà thôi: Tình hữu ái vô sản”…

Người cũng đã nhận ra chính chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho nhân dân ở các nước thuộc địa. Từ đó, Nguyễn Tất Thành đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, với thành quả của cách mạng tháng Mười Nga, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp vào cuối năm 1920, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc, người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam mang tên Nguyễn Ái Quốc.

Theo Người, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn nhất lúc này là “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Người đã vui sướng reo lên khi đọc Sơ thảo Luận cương Vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

Cũng chính từ đó, Nguyễn Ái Quốc hoạt động không mệt mỏi, chủ động lập ra nhiều tổ chức yêu nước ở nước ngoài, nhằm tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác – Lênin, con đường cách mạng vô sản đến với đồng bào trong nước, đặc biệt là giới thanh niên, trí thức yêu nước qua nhiều con đường và phương tiện khác nhau, với mục đích giác ngộ họ, tập hợp họ; rồi từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận và tổ chức, chuẩn bị cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở trong nước.

Sau ba mươi năm bôn ba tìm kiếm con đường cứu nước, tháng 2/1941, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc, trực tiếp chỉ đạo Cách mạng Việt Nam. Từ đây, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn lớn mạnh và thắng lợi hoàn toàn dưới sự lãnh đạo của Đảng, của mặt trận Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự thành công của Cách mạng Việt Nam mãi mãi thuộc về công lao và những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã tìm ra con đường cứu nước và một hướng đi đúng đắn nhất cho dân tộc Việt Nam ở thế kỷ.

NGUYỄN ĐÌNH DŨNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình kỷ niệm 15 năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới:
Chưa thể phục vụ khách môn dù lượn

Đó là thông tin được Ban Tổ chức chương trình kỷ niệm 15 năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới chia sẻ vào chiều 9/5.

Chưa thể phục vụ khách môn dù lượn
Huyện ủy Phú Vang:
Khen thưởng các tập thể, cá nhân học tập và làm theo Bác

Ngày 9/5, Huyện ủy Phú Vang tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Khen thưởng các tập thể, cá nhân học tập và làm theo Bác
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục

Ngày 26/4, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục EQuest và Trường đại học Phú Xuân tổ chức lễ chào mừng Ngày SHTT thế giới với chủ đề “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”. Tham dự sự kiện có ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục SHTT. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Sự kiện còn thu hút gần 60 đại biểu quốc tế.

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục
Return to top