ClockThứ Bảy, 24/03/2018 05:45

Vị trí quan trọng nhưng xu hướng quan trọng hơn

TTH - Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 vừa công bố, Thừa Thiên Huế đứng thứ 29/63 tỉnh thành. Nếu tính trong 5 năm được điều tra công bố do VCCI và USAID thực hiện, năm nay Thừa Thiên Huế nằm trong năm thấp nhất của chính mình.

Doanh nghiệp FDI đánh giá tích cực về cải cách thủ tục hành chínhĐiểm số tăng nhưng vị thứ giảmThừa Thiên Huế giảm 6 bậc trong bảng xếp hạng PCI 2017

Nộp thuế điện tử giúp doanh nghiệp đỡ tốn thời gian đi lại (Trong ảnh: Doanh nghiệp nộp thuế điện tử tại Kho bạc Nhà nước Hương Thủy). Ảnh: Tâm Huệ

Nguyên tắc đánh giá chúng ta bước nhanh hay chậm phải đặt trong sự so sánh, với chính mình và với những tỉnh, thành phố có điều kiện tương đối tương đương với mình, có như thế mới nhìn rõ hơn vị trí và những con số nói lên điều gì. Nói như thế để thấy rằng, dù có thế nào chúng ta cũng phải hoạt động trong bối cảnh chung. Bởi bối cảnh, hay nói cách khác là môi trường, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp luôn tác động đến chúng ta.

Cứ lấy các tỉnh duyên hải miền Trung ra so sánh. Những tỉnh được đánh giá rất tốt và tốt gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Nghệ An. Thừa Thiên Huế thuộc top khá trong 5 tỉnh là Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế. Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự tác động qua lại, Thừa Thiên Huế vị trí như thế, theo tôi là chúng ta cũng cảm thấy hài lòng. Bởi nhìn vào vị trí của một số tỉnh cùng top, sự thay đổi không nhiều. Nghĩa là, khi chúng ta thay đổi thì họ cũng thay đổi và ngược lại. Sự ổn định nhất của vùng duyên hải miền Trung là những tỉnh, thành ở top tốt và rất tốt. Như Đà Nẵng trong 5 năm từ 2013 – 2017 thì đã 4 năm đạt vị trí số 1 và chỉ có năm nay ở vị trí thứ 2. Bình Định dao động từ vị trí 17 – 20. Tất cả những chỉ số thành phần họ đều có điểm vượt trội.

Điều đáng lo ngại nhất trong top khá là tính thiếu ổn định. Ví dụ như Nghệ An, năm cao nhất là ở vị trí 21 nhưng năm thấp nhất lên đến vị trí 46. Tương tự, Hà Tĩnh là 33 và 45, Khánh Hòa là 14 và 34, Thừa Thiên Huế là 2 và 29.

Suy cho cùng, 10 chỉ số thành phần được điều tra đánh giá cũng chỉ xoay quanh môi trường hoạt động của doanh nghiệp (DN) tốt hay không tốt, từ những vấn đề chung về chính sách như tiếp cận đất đai, cạnh tranh bình đẳng đến những vấn đề không thuộc về chính sách như chi phí không chính thức… thì rõ ràng, môi trường hoạt động của DN thiếu tính ổn định. Đây chính là điều DN lo nhất. Bởi nếu môi trường thiếu tính ổn định, “lúc vui lúc buồn”, “lúc nóng lúc lạnh” thì rất khó cho DN trong việc hoạch định chiến lược phát triển một cách dài hơi. Và như thế cũng đồng nghĩa với việc họ cũng đắn đo trong vấn đề rót đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Điều đáng lo lắng của Thừa Thiên Huế không phải là chúng ta đạt vị trí thứ mấy mà là vấn đề tính cạnh tranh không cao, nếu nhìn vào một số chỉ số thành phần và vị trí xếp hạng. Nhiều tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung có xu hướng tốt dần lên hoặc dao động không nhiều thì chúng ta lại có xu hướng đi xuống. Ví dụ Nghệ An từ ví trí 46 năm 2013, đến 2017 ở vị trí 21; Quảng Nam cũng vậy, từ vị trí 27 năm 2013 lên vị trí 7 năm 2017; Khánh Hòa từ 34 lên 23…

Đối với Thừa Thiên Huế, nhìn vào 3 chỉ số thành phần rất quan trọng để tạo nên môi trường hoạt động tốt cho DN là cạnh tranh bình đẳng, tính minh bạch và chi phí không chính thức thì chúng ta đang có xu hướng chưa cải thiện nhiều.

Tôi cứ hình dung mọi người đang chạy trên một đường đua. Sẽ có người thắng người thua. Vấn đề là phải thi đấu hết mình, đừng đề khoảng cách giãn ra nhiều quá. Biết đâu sẽ có người mất động lực cạnh tranh.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top