ClockThứ Tư, 28/08/2019 08:48

Tự hào & tri ân

TTH - Treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc vào các dịp lễ, tết là sự thể hiện tấm lòng của mình đối với Đảng, với Tổ quốc. Đặc biệt là tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn những người con ưu tú đã ngã xuống, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của Nhân dân.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để cắm cờ lên nóc hầm Đờ Ca-xtơ-ri (chiều 7/5/1954), Kỳ đài Huế (23/8/1945, Mậu Thân 1968, Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế 26/3/1975), Dinh Độc Lập (trưa 30/4/1975)…, biết bao chiến sĩ ta đã anh dũng hi sinh. Trong những thời điểm chiến đấu cam go, ác liệt, rất nhiều chiến sĩ đã xung phong cầm cờ chạy lên phía trước hoặc cắm cờ làm mốc cho quân ta tiến lên bắn trúng mục tiêu, mặc dầu biết là rất nguy hiểm, rất dễ hi sinh.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, biết bao gia đình ở miền Nam đã bí mật cất giấu cờ để chờ ngày giải phóng mang ra treo với niềm tin mãnh liệt vào ngày chiến thắng, cho dù biết đó là việc làm nguy hiểm đến tính mạng nếu bị kẻ thù phát hiện.

Tại các đấu trường thể thao quốc tế, khi Quốc kỳ Việt Nam được kéo lên, rất nhiều vận động viên của chúng ta và khán giả người Việt Nam đã khóc vì xúc động, tự hào và sung sướng. Họ đặt tay lên ngực trái, nơi có trái tim đang trào dâng dòng máu yêu nước, ngẩng cao đầu hát Quốc ca.

Trong những ngày đầu năm 2018, khi Đội tuyển U23 của chúng ta tham gia Giải bóng đá U23 châu Á và lần lượt đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác rồi cuối cùng là giành quyền chơi trận chung kết với U23 Uzbekistan, trên khắp đất nước chúng ta từ nhà ra phố, đến sân vận động Thuần Châu, Trung Quốc đều đỏ rực màu cờ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Màu cờ đó càng rực rỡ hơn khi suốt cả ngày 28/1 từ sáng sớm đến tận chiều tối bà con ta không ai bảo ai, tự nguyện, háo hức mang cờ và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sân bay Nội Bài (Hà Nội) đón những cầu thủ trẻ của chúng ta từ Trung Quốc trở về như những người hùng, cho dù chúng ta bị thua sát nút một cách vô cùng đáng tiếc. Những hình ảnh đó cho ta thấy rất rõ tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn của mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ.   

Quốc ca của chúng ta về giai điệu rất hùng tráng. Về nội dung rất rõ ràng, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khi hát lên, suy ngẫm từng lời một, lòng tự hào trào dâng bất tận. Tuy nhiên, trước đây, trong không ít cuộc mít ting, Quốc ca được cử bằng “nhạc không lời”, nay “tiến bộ” hơn là “nhạc có lời”, rất ít người hát do… không thuộc, hoặc có thuộc thì hát sai nhạc. Tôi còn nhớ, vào những năm cuối của thế kỷ XX, khá nhiều cơ quan, đơn vị đã phải mời “thầy” về “dạy” cho CBCNV hát Quốc ca và Quốc tế ca. Tôi “vinh dự” cũng được “làm thầy” trong mấy tuần cho một vài cơ quan, đơn vị.

Trong cuộc sống hàng ngày và nhất là trong quá trình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, mỗi lần ngước lên thấy ảnh Bác treo trong nhà, trong phòng làm việc với cái nhìn trìu mến, thân thương của Bác, chúng ta lại suy ngẫm về mình, rằng mình đã học được gì ở Bác và sẽ có ý thức tốt hơn trong việc học và làm theo Bác.

Tuy nhiên, một điều rất đáng buồn là, không ít gia đình, trong đó có cả gia đình cán bộ, đảng viên không treo cờ. Ngược lại, có nhà lại treo quanh năm, cờ bị rủ xuống, cuốn quanh cán, bạc màu, rách, thủng. Tại một vài tuyến đường, cờ được cắm trên các cục bê tông hoặc cắm trực tiếp xuống nền đất hai bên đường nhưng cán quá thấp, có chỗ lại gần các thùng rác công cộng. Nhiều nơi chỉ các “nhà mặt tiền” mới treo cờ, còn trong các kiệt, ngõ, hẻm, ngách… thì không. Lại có không ít cơ quan, phường, xã treo cờ bị ngược (búa liềm chúc xuống; sao vàng 5 cánh lộn ngược), sai vị trí (Đảng kỳ treo bên phải Quốc kỳ - nhìn từ ngoài vào).

Gần đến các dịp lễ, tết, các cơ quan, đơn vị, địa phương thường nhắc cán bộ, công nhân viên, người dân chú ý treo cờ. Đây là một việc cần làm trong bối cảnh ý thức tự giác của nhiều người chưa cao. Nhưng quan trọng là phải làm sao cho mọi người tự hào về Đảng, về Bác, về Tổ quốc để từ đó có ý thức tự giác treo cờ, treo ảnh Bác, tự giác hát Quốc ca.

Đó chính là lòng tự hào, là sự tri ân của chúng ta đối với Đảng, với Bác Hồ vô vàn kính yêu và với những người đã ngã xuống cho chúng ta có cuộc sống hôm nay.

Nguyễn Vĩnh Lộc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Huế tự hào

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, Thừa Thiên Huế vẫn là địa phương mang trên mình nhiều vết thương của chiến tranh...

Huế tự hào
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2: Tri Ân

Những ai trân quý quá khứ hào hùng của dân tộc, nhớ về những người hy sinh có thể ghé thuyền dâng một nén hương vì cần biết rằng, dưới làn nước xanh thẳm kia là xương cốt của nhiều liệt sĩ mà đến nay thân nhân họ không còn cơ hội kiếm tìm.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2 Tri Ân
Tự hào “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”

Chiều 10/4, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh phối hợp với Trường THCS Phạm Văn Đồng (TP. Huế) tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”.

Tự hào “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”
Phú Lộc: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Sáng 22/3, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Lộc tổ chức lễ viếng, dâng hương tri ân Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Phú Lộc (24/3/1975 - 24/3/2024), kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Phú Lộc Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ
Return to top