ClockThứ Ba, 31/03/2020 20:08
Ngày Chủ nhật xanh:

"Xanh những con đường, xanh cả lòng người" - Kỳ 3: Từ nhặt rác đến không xả rác

TTH.VN - Thay đổi thói quen của một con người rất khó và thay đổi nhận thức của cả cộng đồng lại càng khó hơn. Thế nhưng, sau những bước đi ban đầu, người Huế đang đồng hành khi môi trường sống bị đe dọa. Thức giấc mỗi sáng chủ nhật là lúc người dân Cố đô chung tay làm đẹp môi trường. Ngày Chủ nhật xanh hình thành như thế, hướng đến “Giấc mơ Huế” trong tương lai đang dần hiện thực.
 

 

 

Du khách chào Huế trong nắng mai
 

Tại hội nghị tổng kết 1 năm triển khai phong trào Ngày Chủ nhật xanh mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá, Ngày Chủ nhật xanh đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của cộng đồng, xã hội, đem lại hiệu quả thiết thực.

Những cá nhân, tập thể được khen thưởng tại Hội nghị tổng kết một năm phong trào Ngày Chủ nhật xanh

Tuy nhiên, một bộ phận người dân còn thờ ơ với phong trào. Sự phối hợp của các sở, ngành, đoàn, hội, doanh nghiệp còn thiếu nhịp nhàng, chặt chẽ. Tình trạng khoán trắng phong trào cho mỗi đơn vị vẫn diễn ra. Công tác phân loại rác chưa được triển khai rốt ráo.

Sông Hương đã xanh hơn sau Ngày Chủ Nhật xanh nhưng mỗi dịp rằm, mồng một, lễ hội vẫn xuất hiện vàng mã trôi lềnh bềnh. Dù bị nghiêm cấm nhưng một số người dân vẫn có thói quen xấu rải vàng mã trực tiếp xuống sông.

 

Rác thải vẫn tồn đọng chưa được thu gom đúng cách tại một số vùng nông thôn

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh đã tiếp nhận nhiều phản ánh về tình trạng người dân xả rác bừa bải, đốt, rãi vàng mã trên sông Hương. Sau khi tiếp nhận, các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý nghiêm nhằm giữ kỷ luật, kỷ cương về môi trường, hướng đến xây dựng “Thừa Thiên Huế xanh-sạch-sáng".

Ở khu vực nông thôn, không phải ở đâu cũng đã sạch rác. Rác vẫn còn vương vãi ở các khu dân cư, được người dân tập kết không đúng chỗ. Công tác thu gom, xử lý rác ở một vài địa phương còn bất cập. 

 

Rác thải nguy cơ cho môi trường sống, nhất là khi hạ tầng và công nghệ xử lý rác trên địa bàn tỉnh chưa được hoàn thiện.

Trong số hơn 650 tấn rác/ngày thải ra môi trường trên toàn tỉnh, rác thải nhựa, ni lông chiếm hơn 6%, tương đương hơn 35 tấn/ngày. Hiện, tỷ lệ thu gom, xử lý rác toàn tỉnh đạt chưa tới 70%.

 

Xe vận chuyển rác đến bãi tập kết

Nhiều địa phương, đơn vị đã triển khai các mô hình phân loại rác tại nguồn; vận động Nhân dân phân loại rác thải tại nhà, không vứt rác bừa bãi, đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn...

Những mô hình, cách làm sáng tạo trong thu gom rác ra đời như, mô hình “Thùng rác thân thiện”, “Biến rác thành tiền”, “Thùng rác trồng hoa” hay CLB Phân loại rác thải từ hộ gia đình...

 

Việc phân loại rác tại nguồn không hẳn là chuyện xuất phát từ ý thức của mỗi người mà liên quan mật thiết đến hạ tầng tiếp nhận, phân loại trên nền tảng ứng dụng công nghệ, tiến tới cơ giới hóa hoạt động thu gom, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Giải pháp phân loại rác tại nguồn được cho là giải pháp có lợi về lâu dài và bền vững. Nếu làm tốt, bài bản có thể xây dựng thành chuỗi từ phân loại đến tái chế, tái sử dụng, biến rác thành tiền.

 

“Cộng đồng cần ý thức, chung tay, không xả rác trước khi dọn rác nhưng Nhà nước cũng cần đầu tư hạ tầng đồng bộ hơn nữa để xử lý rác. Phong trào Chủ Nhật xanh sẽ hiệu quả hơn khi khâu cuối cùng là xử lý rác được hoàn thiện”, ông Phan Bá Tri (phường An Đông, TP. Huế) nêu quan điểm.

Năm 2020, để phong trào Ngày Chủ nhật xanh đi vào chiều sâu, toàn tỉnh sẽ quyết tâm thực hiện với 3 nội dung trọng tâm: Tiếp tục đưa phong trào đi vào thực chất hơn với phương châm "Từ nhặt rác chuyển sang không xả rác"; Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức trong cộng đồng về "Ngày chủ nhật xanh" với tinh thần "Một m2 phải có một đơn vị, một người chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường"; Tăng cường thực hiện các chế tài và triển khai hệ thống các công cụ theo dõi, giám sát, trong đó tập trung triển khai và phát huy vai trò của mạng lưới "Chủ nhật xanh".

 

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, để thực hiện tốt phong trào, các cấp, ngành và địa phương cần tiếp tục quán triệt phương châm "Quyết liệt - Đồng bộ - Kiên trì"; nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và địa phương nhằm đưa phong trào Ngày chủ nhật xanh đi vào cuộc sống thực chất và trở thành hành động, nếp sống thường xuyên của mọi người, mọi nhà và cộng đồng xã hội. Đồng thời, lồng ghép Nghị quyết 54 của Bộ chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế thành ttành phố trực thuộc Trung ương theo hướng di sản, văn hóa, cảnh quan, thân thiện môi trường.

 

 

Tại Hội nghị tổng kết 1 năm phong trào Ngày Chủ nhật xanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu cho biết, không chỉ năm 2020 mà những năm tới, phong trào phải tiếp tục được phát huy, lan tỏa mạnh mẽ, qua đó tạo không khí mới cho giai đoạn phát triển của tỉnh theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

 

Nội dung: Lê Thọ - Thái Bình

Hình ảnh: Lê Thọ - Thái Bình - Đăng Tuyên

Thiết kế: Quang Thiều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì một Đông Ba xanh - sạch - sáng

Sau gần 5 năm triển khai và tạo hiệu ứng tích cực từ phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng” trên địa bàn chợ Đông Ba, Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba vinh dự là đơn vị điển hình tiêu biểu được thành phố tuyên dương trong phong trào xây dựng TP. Huế “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc” giai đoạn 2020 - 2024.

Vì một Đông Ba xanh - sạch - sáng
Vì một môi trường sống sạch đẹp

Năm nay, chiến dịch Giờ Trái đất được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Giảm dấu chân carbon - hướng tới Net zero” “Reducing carbon footprint towards net zero”.

Vì một môi trường sống sạch đẹp
Hướng đến không gian sống xanh, sạch

Cùng với các dự án (DA) chỉnh trang đô thị, chủ đầu tư các DA trên địa bàn bắt tay thực hiện chỉnh trang khuôn viên DA với mong muốn cư dân đón một cái tết đầm ấm trong môi trường thân thiện.

Hướng đến không gian sống xanh, sạch

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top