ClockChủ Nhật, 29/03/2020 22:25
Ngày Chủ nhật xanh:

"Xanh những con đường, xanh cả lòng người" - Kỳ 1: Muốn xanh, sạch thì phải dọn rác

Ra quân Ngày Chủ nhật xanh và trồng hoa dọc hai bờ sông HươngTiếp tục vì một Huế xanh – sạch – sángTrồng 2.000 cây xanh ở bờ biển Hải DươngTự giác bảo vệ môi trườngBền chí, đồng lòng cùng “Ngày Chủ Nhật xanh”Gắn kết câu lạc bộ, đội nhóm với “Ngày Chủ nhật xanh”Lan tỏa giá trị “Chủ nhật xanh” trong trường học

 

 

Sông Hương thơ mộng chảy vào lòng thành phố xanh

Từ ý tưởng Ngày Chủ nhật xanh, nhiều phong trào phát triển. Từ thành thị đến nông thôn, người người dọn rác, nhà nhà dọn rác. Những mô hình bảo vệ môi trường lần lượt ra đời, đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm sáng trong toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường.

Chúng tôi không bắt đầu câu chuyện về Ngày Chủ nhật của Huế bằng những con đường rợp bóng cây mà khởi từ câu nói của người đàn ông dân tộc Tà Ôi ở thôn Căn Sâm, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới:  “Muốn xanh sạch thì phải dọn rác”!

Đoàn viên, thanh niên huyện A Lưới tham gia trồng hoa

Ông Nguyễn Sỹ Nam năm nay đã qua hơn 70 mùa lúa rẫy. Con đường bê tông chạy dài theo dãy chè tàu xanh mướt ngang qua nhà ông tinh tươm, sạch đẹp. Chỉ có màu xanh, hoa lá. Tuyệt nhiên không một cọng rác. 

Tuyến đường xanh, sạch ấy là mô hình sau một khoảng thời gian được người dân thôn Căn Sâm gây dựng. Mỗi ngày không chỉ lên rẫy, lên nương, với những người con miền sơn cước ấy, nay còn có thêm công việc được xem như nhiệm vụ: Nhặt rác và trồng hoa!

 

 

Đường dẫn vào trung tâm xã Nhâm (huyện A Lưới) giữa cái nắng chói chang, những khóm hoa mười giờ “bung mình” khoe sắc làm dịu đi hơi nóng hừng hực. Hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh, những người con ở rẻo cao chung tay vệ sinh môi trường. Phụ nữ quét dọn, thu gom rác; đàn ông đào đất, làm hàng rào; thanh niên thay nhau trồng hoa. Những con đường khoác lên mình tấm áo mới.

“Từ dọn rác, chúng tôi tuyên truyền người dân xây dựng mô hình điểm để nhân rộng. Công tác thu gom rác được các tổ chức đoàn thể phân công thực hiện với tất cả các lực lượng vào cuộc. Kẻng được dùng để báo cho người dân những giờ cố định để vệ sinh môi trường”, Chủ tịch UBND xã Nhâm - Phan Minh Cải chia sẻ.

Luồng gió mới đã thổi vào ý thức từng người dân, khi vệ sinh môi trường được đưa vào hương ước từng bản, làng...

Ý tưởng xây dựng “Huế - Thành phố 4 mùa hoa” nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Lẽ dĩ nhiên, Huế không thể mùa nào hoa ấy. Nhưng nhìn hoa vươn mình trên giá thể là chiếc lốp ô tô, bình gốm, bồn hoa... trên những cung đường, trong trường học, bệnh viện, cơ quan, công viên... thì ý tưởng hoa bốn mùa ấy một phần đã hiện thực hóa.

Hơn một năm trước, diện tích mặt nước ở khu vực cánh đồng Thanh Lam, TX. Hương Thủy là nguồn sống với mô hình nuôi cá cho thu nhập khá của không ít hộ dân. Dù tiếc, nhưng để tạo ra một tuyến đường trồng sen kiểu mẫu nối TX. Hương Thủy với TP. Huế, người dân đã hy sinh lợi ích riêng, nhường mặt hồ cho việc trồng sen tạo cảnh quan. Giữa tháng 3, hoa sen nở bạt ngàn trên tuyến đường là cửa ngõ phía Nam TP. Huế. 
 

Nhiều tuyến đường với gam màu tự nhiên khiến Huế không nơi nào có được

“Huế bốn mùa hoa” là ý tưởng thuộc đề án xây dựng Thừa Thiên Huế xanh – sạch – sáng. Theo đó, nhiều khu đất ở TP. Huế sẽ được trồng hoa. Và không chi là hoa. Còn là màu sắc của cây lá theo mùa, tạo điểm nhấn cho thành phố.

 “Mục đích cuối cùng là để Huế đẹp hơn. Hoa phải do dân trồng, dân chăm sóc, quản lý. Thậm chí người dân có thể sống nhờ hoa. Các cơ quan, đơn vị cùng chung tay, tạo cảnh quan xanh tươi ngay tại trụ sở. Từ đó ý thức sẽ được nâng lên. Mỗi người sẽ là một bông hoa”, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định.

 

Dòng Hương chảy vào lòng TP. Huế với hai bên bờ rợp bóng cây trở nên huyền ảo mỗi khi hoàng hôn xuống. Đẹp thế nhưng sông Hương đang trở nên ô nhiễm theo thời gian. Với Ngày Chủ nhật xanh, sông được bảo vệ.

Dì Dần, một phụ nữ ngoại lục tuần đã lên chức bà ngoại là một trong những người cần mẫn hàng ngày đi doc sông Hương, nhặt từng thứ người ta vứt bỏ xuống dòng sông. Lượm, phân loại, rồi ngụm lặn, bơi trong nguồn nước xanh mỗi chiều. Người phụ nữ gốc xứ Thanh nói với chúng tôi: “Mỗi ngày, chúng ta nguyện cầu cho bản thân nhưng lại quên nguyện cầu cho dòng sông. Cứu sông, cứu nguồn nước cũng như tự cứu mình”. Lời của dì chạm vào “nỗi đau” của sông... khi hàng ngày, sông phải nhận không biết bao nhiêu rác mà con người vô ý thức n bỏ.

Không chỉ người Huế. Du khách xem con sông thơ mộng chảy giữa lòng thành phố như là nguồn sống. “Cảm ơn dòng Hương” được những người yêu Huế lập ra để tri ân, bảo vệ một dòng sông di sản.

CLB “Cảm ơn dòng Hương” được lập từ việc làm nhân văn của một người đàn ông ngoài 60, nhận được sự hưởng ứng, tham gia của nhiều người. Họ bỏ tiền túi mua những vật dụng cần thiết để vớt rác. Miệt mài theo ngày tháng để tìm, giữ màu xanh trong cho dòng Hương.
 
“Cảm ơn dòng Hương” trở thành điểm nhấn của Ngày Chủ nhật xanh từ tình yêu với sông và sự tự nguyện của mỗi người dân. “Sông Hương đối với mình như nguồn sống. Nhìn nước sông ô nhiễm lòng mình lại nhói đau. Từ tình yêu với Huế, với dòng sông di sản này, mình cùng mọi người tình nguyện vớt rác để trả lại vẻ đẹp vốn có cho sông”, chị Hương Lan, thành viên của CLB “Cảm ơn dòng Hương” chia sẻ.
 

Với những người như chị Hương Lan, làm sạch sông Hương cũng như là cách tạ lỗi với “mẹ hiền” đã tưới mát cho những bãi bồi, miệt vườn và tâm hồn người dân xứ Huế theo dặm dài năm tháng.
 

Sau một năm thực hiện phong trào Chủ Nhật xanh, bộ mặt từ đô thị đến nông thôn, từ cơ quan đến đường phố đã xanh, sạch, đẹp... Bước chân của những người đứng đầu đã đồng hành cùng dân, tiếp “lửa” cho những phong trào, mô hình ở cơ sở, tạo nên mạng lưới “Ngày Chủ nhật xanh” sâu rộng.

Việc thực hiện Ngày Chủ nhật xanh được đua vào chương trình kế hoạch hành động của từng cơ quan, đơn vị, gắn với việc đánh giá, xếp loại hàng năm đối với tổ chức và cá nhân.

 

Ông Tạ Dương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường An Đông, TP. Huế chia sẻ: "Người dân là chủ thể của Ngày Chủ nhật xanh nhưng cán bộ phải tiên phong. Cán bộ làm trước dân mới làm theo, từ đó lan tỏa trong cộng đồng".

Phong trào Ngày Chủ nhật xanh đang được duy trì và bước vào giai đoạn mới. Nâng cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tăng cường chế tài những hành vi vi phạm, nâng cao nhận thức không xả rác cho mọi người là ba giải pháp mấu chốt. Nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm đưa phong trào Ngày Chủ nhật xanh đi vào cuộc sống thực chất, trở thành hành động và nếp sống thường xuyên của mọi người, mọi nhà và cộng đồng xã hội chính là "xương sống" để tạo phong trào không chỉ là một ngày, hai ngày mà thật sự có sức sống lâu bền...

 

 

Nội dung: Lê Thọ - Thái Bình

Hình ảnh: Hoàng Hải - Đăng Tuyên- Lê Thọ-Thái Bình-Phan Thành

Thiết kế: Quang Thiều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì một môi trường sống sạch đẹp

Năm nay, chiến dịch Giờ Trái đất được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Giảm dấu chân carbon - hướng tới Net zero” “Reducing carbon footprint towards net zero”.

Vì một môi trường sống sạch đẹp
Hướng đến không gian sống xanh, sạch

Cùng với các dự án (DA) chỉnh trang đô thị, chủ đầu tư các DA trên địa bàn bắt tay thực hiện chỉnh trang khuôn viên DA với mong muốn cư dân đón một cái tết đầm ấm trong môi trường thân thiện.

Hướng đến không gian sống xanh, sạch
Cho phố phường sạch, đẹp

Bằng sự nêu gương, bằng hành động có tình, có lý, cán bộ, đảng viên tổ dân phố (TDP) 5, phường Phường Đúc (TP. Huế) đã vận động người dân chấm dứt tình trạng lấn chiếm vỉa hè, chung tay xây dựng các tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn. Năm 2019, TDP 5 được UBND TP. Huế tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong công tác dân vận khéo.

Cho phố phường sạch, đẹp
Nếu biết cách mở lòng...

Dù chỉ là “viết vội mấy dòng” sau khi “từ Laguna chạy về xem cái cầu Tràng Tiền sau 7 năm nó ra làm sao”, nhưng bài viết ngắn được đặt cái tên “Ám khí” của một nữ du khách trên mạng xã hội facebook, không ngờ đã tạo nên một cú sốc cho dư luận, với nhiều tiếng nói bất bình lẫn đồng tình. Du khách khen chê là chuyện bình thường, thậm chí cần được tôn trọng, vậy thì nữ du khách viết gì mà khiến cho dư luận bất bình như thế?

Nếu biết cách mở lòng

TIN MỚI

Return to top