ClockThứ Tư, 03/02/2021 07:10
Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2021)

Khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển nhanh và bền vững

TTH - Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm nay (3/2/1930 - 3/2/2021) càng trở nên ý nghĩa khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vừa thành công tốt đẹp. Thành công của Đại hội càng làm cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vững tin về một Việt Nam vững bước vào tương lai.

Niềm tin & động lựcMít tinh trọng thể kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt NamTổng Bí thư: Đảng trong sạch, Nhân dân ủng hộ thì có sức mạnh vô địch

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII tại phiên bế mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII. Ảnh: TTXVN

Vững bước 

91 năm qua, trên cơ sở đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo quân và dân đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên các mặt.

Chỉ 15 năm sau ngày thành lập Đảng 3/2/1930, Đảng đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành các cao trào cách mạng, để đến năm 1945, khi thời cơ cách mạng chín muồi, Đảng lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công - mốc son lịch sử vẻ vang của dân tộc, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945. Vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, Đảng tiếp tục lãnh đạo Nhân dân lần lượt đánh bại mọi âm mưu, kế hoạch xâm lược của kẻ thù, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào ngày 30/4/1975. Gần 46 năm qua, nhất là 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên thành một nước đang phát triển, lòng dân luôn hướng về Đảng, vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế…

Năm qua, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt trên phạm vi cả nước. Với Thừa Thiên Huế còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ các đợt bão, lũ. Nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ; sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị; sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của Nhân dân cả nước, Việt Nam đã từng bước vượt qua và nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm 2020 và cả giai đoạn 2016 - 2020. Thừa Thiên Huế cũng thành công trong thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Những ngày cuối tháng 1/2021, dịch COVID-19 lại bùng phát trong cộng đồng ở một số tỉnh, thành. Sự vào cuộc rất kịp thời và quyết liệt của Đảng, Chính phủ khiến người dân càng đồng sức đồng lòng tham gia phòng chống dịch và tin tưởng dịch bệnh sẽ sớm được khống chế, đẩy lùi.

Cùng với những thành tựu trên các mặt kinh tế-xã hội và quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng càng ngày được đặc biệt quan tâm, nhất là công tác cán bộ. Trong suốt nhiệm kỳ khóa XII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần phát biểu khẳng định tầm quan trọng “then chốt của then chốt” về công tác cán bộ; đồng thời nhấn mạnh phải tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ và đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực trong công tác này.

Với sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác cán bộ đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Dấu ấn rõ nhất là công tác phòng chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước đạt nhiều kết quả to lớn. Qua đó, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đúng là “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định.

Gửi gắm niềm tin, hy vọng 

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thành công rất tốt đẹp, đã bầu đội ngũ Ban Chấp hành mới gồm những người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và đặc biệt, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã tái đắc cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII như lòng dân trông đợi.

Qua 12 kỳ Đại hội, Nhân dân đều gửi gắm những niềm tin vào Đảng và hy vọng lớn lao về sự phát triển của đất nước. Với Đại hội XIII, như diễn văn khai mạc Đại hội do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Đoàn Chủ tịch trình bày, Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen, nhiều vấn đề chiến lược mới đặt ra cần phải giải quyết... “Cán bộ, đảng viên, Nhân dân đang mong muốn và đặt nhiều kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ của Đảng để khơi thông mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa gắn với phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiếp tục đà phát triển đất nước nhanh và bền vững, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Sau Đại hội, trách nhiệm nặng nề đang đặt lên vai đội ngũ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nhất là những nhà lãnh đạo đất nước. "Bây giờ mới là khâu đầu, sắp tới có triển khai Nghị quyết có kết quả thực tiễn sinh động hay không, có tạo ra của cải vật chất, giàu có cho Nhân dân hay không mới là quan trọng", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại phiên bế mạc Đại hội.

Nhìn vào những thành tựu quan trọng đạt được trong nhiệm kỳ khóa XII, nhất là vai trò nêu gương, sự quyết liệt hành động của những nhà lãnh đạo đất nước luôn vì nước, vì dân, vì sự lớn mạnh và trong sạch của Đảng, càng tin tưởng "Nhất định Tổ quốc chúng ta sắp tới sẽ ngày càng vinh quang hơn. Phải sánh ngang vai với các cường quốc năm châu thế giới như Bác Hồ mong mỏi", như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu.

Thùy Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình kỷ niệm 15 năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới:
Chưa thể phục vụ khách môn dù lượn

Đó là thông tin được Ban Tổ chức chương trình kỷ niệm 15 năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới chia sẻ vào chiều 9/5.

Chưa thể phục vụ khách môn dù lượn
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top