ClockThứ Tư, 21/09/2022 08:19

Chỗ dựa vững chắc khi về già

TTH - A Lưới là huyện vùng cao, có số đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đời sống còn nhiều khó khăn và chưa am hiểu các chính sách bảo hiểm. Từ công tác tuyên truyền phát triển người tham gia bảo hiểm của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể nên số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đến nay đạt hơn 1.800 người.

Giải pháp bao phủ bảo hiểm y tế toàn dânTập huấn hướng dẫn thực hiện điều lệ hội và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Gần 1 tháng nay, thông tin về việc ông Hồ Minh Châu, hưu trí tham gia BHXH tự nguyện được người dân quan tâm. Bởi, là công chức Văn phòng - Thống kê thuộc UBND xã Hồng Kim (A Lưới), năm 2020 ông nghỉ việc theo Nghị định số 108 khi mới tham gia BHXH được 17 năm 10 tháng. Với mong muốn đến cơ quan BHXH huyện để nhận BHXH 1 lần, tuy nhiên khi được viên chức BHXH huyện tư vấn, ông Châu quyết định tham gia BHXH tự nguyện cho những năm còn thiếu từ số tiền hỗ trợ nghỉ để nhận lương hưu. Tháng 9/2022, chính thức trở thành hưu trí, niềm tin vào chính sách của Đảng khiến ông Châu tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện cho vợ.

Câu chuyện của ông Châu càng làm cho người dân nơi đây thêm tin vào chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều người cũng mong muốn khi đủ tuổi cũng sẽ là hưu trí, hàng tháng được đi nhận lương hưu, có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí, không phải lo lắng khi tuổi già.

Chị Trần Thị Héc ở thôn Tru Pỉ, xã Hồng Thủy chia sẻ: “Được nhận lương hưu thích lắm. Trước kia. mình cứ nghĩ chỉ có cán bộ mới có lương hưu. Giờ Đảng và Nhà nước cho đóng bảo hiểm để mai sau mình cũng có lương hưu như cán bộ. Đóng càng cao lương hưu càng nhiều nên mình tham gia cho cả hai vợ chồng mức 5 triệu đồng mỗi tháng”.

Theo Phó Giám đốc quản lý, điều hành BHXH huyện A Lưới, ông Võ Đại Quang, với đặc thù là huyện miền núi, có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên việc khai thác, phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, đơn vị đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp, bám làng, bám bản, trong đó chú trọng việc phát huy vai trò của già làng, trưởng bản để đẩy mạnh công tác phát triển người tham gia nhằm đưa chính sách an sinh của Đảng đến với đồng bào DTTS.

Theo đó, BHXH huyện đã tham mưu UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện chính sách BHXH, BHYT cấp huyện, đồng thời chỉ đạo UBND xã thành lập BCĐ cấp xã và ban hành quy chế hoạt động từng cấp. Để chính sách BHXH tự nguyện đến với đồng bào, đơn vị đã phối hợp giữa công tác tuyên truyền với việc lồng ghép, giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng dân tộc; tuyên truyền cho người dân hiểu chính sách BHXH sẽ là “lưới đỡ” cho người già khi không còn sức lao động; phải đảm bảo tinh thần “đi tận ngõ, gõ cửa tận nhà” để chính sách BHXH tự nguyện vượt qua trở ngại, khoảng cách về địa lý đến được với đồng bào.

Để người dân hiểu và nắm bắt các chính sách, tự nguyện tham gia, đơn vị phát huy vai trò, uy tín, kinh nghiệm của các tổ chức đoàn thể các cấp, các già làng, trưởng bản và đại lý thu BHXH trong công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn chính sách, pháp luật về BHXH đến với từng gia đình, từng nhóm đối tượng. Đây là cách làm hiệu quả, phù hợp với tập quán sinh hoạt mang tính chất cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS, trình độ dân trí không đồng đều.

Ông Võ Đại Quang cho rằng, để tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH hiệu quả, đơn vị đã lựa chọn những nhân viên đại lý thu có khả năng truyền đạt bằng tiếng dân tộc, hiểu được phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc trong xã để tham gia tuyên truyền, vận động. Thông qua trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ giải thích cho người dân, con, cháu hiểu rõ lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện nên số người tham gia BHXH tự nguyện ngày càng cao nên lương hưu giờ không còn xa lạ với người DTTS ở A Lưới. Ngày càng có nhiều người dân yên tâm, tin tưởng và họ coi việc tham gia BHXH tự nguyện chính là lựa chọn tối ưu nhất để có lương hưu và thẻ BHYT làm chỗ dựa vững chắc nhất khi về già.

Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Return to top