ClockThứ Hai, 22/04/2013 05:12

Chủ đầu tư buông, người dân mỏi mòn chờ sổ đỏ - Kỳ II: Thoi thóp chờ phá sản

TTH - Nhiều tháng nay, CB-CNV của CIC8 tại Huế không có một đồng lương. Họ phải vay bên này, mướn bên kia để đắp đổi qua ngày.

 “Cá mắc cạn”

Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc CiC8-Chi nhánh Huế ảo não: “Đã 5 tháng nay, CB-CNV không có một đồng lương. Tiền đóng bảo hiểm công ty cũng nợ hơn 100 triệu đồng. 50% CB-CNV được cho nghỉ 6 tháng, để hưởng 75% lương vì công ty không đủ khả năng trả 100% lương. Chưa biết chừng số lao động này có khả năng nghỉ dài hạn vì tình hình không thể sáng sủa hơn và số tiền này cũng chưa biết lúc nào mới nhận được. Đây cũng là lý do khác với không khí làm việc khẩn trương, tấp nập mấy năm trước”.
 

Số phận ĐTM ĐNTA sẽ được định đoạt như thế nào nếu CIC8 không tiếp tục đầu tư?

 
 
Khi đến văn phòng công ty một ngày trung tuần tháng 3, không khí ở đây thật sự ảm đạm, vắng vẻ. Cả văn phòng rộng thênh thang chỉ có giám đốc và cô nhân viên phụ trách bảo hiểm, đang chờ giải quyết nốt những hồ sơ bảo hiểm cho CB-NV. Ngặt nỗi, do nợ đọng bảo hiểm nên CB-CNV không giải quyết chế độ. Có một CB nghỉ sinh dù theo quy định được bảo hiểm trả tiền nghỉ thai sản, song cũng vì nợ đọng bảo hiểm mà cô này phải chịu thiệt thòi. Chế độ không được giải quyết lại còn mất luôn việc làm.     
 
Câu chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng bởi có mặt của một nhân viên CIC8 đến văn phòng để xin giải quyết chế độ và nghỉ hẳn. “Nghỉ thì có thể giải quyết tức thì nhưng chế độ còn phải chờ Tổng Công ty chi trả”. Đoán được khả năng tài chính của công ty, người đàn ông này ra về với vẻ thất vọng.
 
Do không có lương nên CB-CNV nản không muốn đi làm. Những người có hoàn cảnh khá một chút cố bám trụ để chờ tình hình sáng sủa hơn. Song, để nuôi bản thân, gia đình họ cũng vay mượn bên này, bên kia. “Lúc anh em cần, tôi bỏ tiền túi cho vay 1-2 triệu đồng/người. Cấp bách quá thì chỉ có cách đó, nhưng tài chính cá nhân cũng có hạn, tôi chỉ giúp anh em được chừng đó. Nếu kéo dài, bản thân tôi cũng không cầm cự nổi”, ông Bình nói.
 
Làm gì để tồn tại?
 

Thông tin liên quan

>> Chủ đầu tư buông, người dân mỏi mòn chờ sổ đỏ - kỳ 1: Sổ đỏ, sổ hồng-ước mơ chưa thành

 
 
Không có tiền đầu tư nên công việc của Giám đốc Chi nhánh tại Huế của CIC8 chủ yếu là giải quyết mấy công văn đến, công văn đi . “Đến tháng 6 này mà Tổng Công ty không rót kinh phí, chắc tôi cũng xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Cứ ở đây ăn không ngồi rồi thế này, chịu không nổi”, ông Bình thở dài. Một vài cán bộ, nhân viên còn lại chủ yếu tiếp khách hàng, hoặc chỉ là tới cho có mặt để khách hàng yên tâm.
 
Làm thế nào để doanh nghiệp tồn tại? Câu trả lời cực kỳ đơn giãn là chỉ cần có vốn. Nhưng vốn ở đâu? “Vay ngân hàng”, ông Bình nói. “Làm thế nào để ngân hàng giải ngân lại là vấn đề cần phải bàn. Khi đã mất lòng tin, doanh nghiệp không hội đủ các tiêu chí thì có ngân hàng nào dám cho vay? Vậy thì doanh nghiệp sẽ đi về đâu? Ông Bình lắc đầu thay cho câu trả lời.
CIC8 là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp này hiện làm chủ đầu tư các dự án lớn như: Cao ốc xanh, Metro Tower, ĐTM Hưng Phú... ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Do đầu tư theo kiểu dàn trải nên những dự án này cũng kéo dài như ĐTM ĐNTA.

Bản thân doanh nghiệp cũng chưa biết sẽ được định đoạt như thế nào thì những người dân mua, nhà đất tại ĐTM ĐNTA ra sao sẽ là câu hỏi khó. Với thực trạng này, xem ra chỉ có hai cách để giải quyết rốt ráo vấn đề ĐTM ĐNTA. Một là, thanh lý hợp đồng như Giám đốc Ban quản lý phát triển ĐTM Trần Hữu Ngọ nói để giao cho nhà đầu tư khác có đủ năng lực. Khi giao, nên có những ràng buộc cụ thể để doanh nghiệp sau thực hiện đúng cam kết. Nếu không sẽ xử phạt nặng và buộc bồi thường không chỉ cho tỉnh mà cho cả dân. Tuy nhiên, cách này có nhiều hệ lụy, mà hệ lụy lớn nhất là làm dân mất lòng tin và chắc chắn sẽ gây xáo trộn, dao động lòng dân. Một khi đã mất lòng tin, thì dù thế nào, những bên liên quan cũng khó ăn nói với dân. Cách thứ hai là, tỉnh đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng cũng với những cam kết, ràng buộc pháp lý. Với cách làm này, tỉnh cần đẩy mạnh vai trò quản lý, giám sát, đốc thúc chủ đầu tư triển khai phần hạ tầng kỹ thuật còn lại để kịp thời bàn giao, cấp sổ đỏ cho dân. Như thế, việc triển khai các hạng mục tiếp theo mới thuận lợi, và đó cũng là cách giải cứu doanh nghiệp cụ thể, hữu hiệu nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào khi rơi vào hoàn cảnh tương tự cũng mong muốn. Đây cũng là mong muốn chung của cộng đồng doanh nghiệp.

Bài, ảnh: Tâm Huệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TIN MỚI

Return to top