ClockThứ Sáu, 14/08/2020 16:26

Chủ động thích ứng

TTH - Nằm giữa tâm dịch Đà Nẵng và Quảng Trị - 2 địa phương có nhiều mối quan hệ, giao lưu kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế… Thừa Thiên Huế bị tác động nhiều mặt. Kiên trì, quyết liệt thực hiện nguyên tắc “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch” chứ không phải thực hiện phong tỏa, giãn cách toàn xã hội, đến nay, Thừa Thiên Huế vẫn an toàn, chưa có ca bệnh xuất hiện trong cộng đồng.

Nguy cơ dịch cao hơn, nhưng điều khác biệt so với đợt dịch hồi đầu năm, công tác chống dịch bài bản, người dân bình tĩnh hơn, thị trường, giá cả ổn định, không có tình trạng đầu cơ, tích trữ, khan hiếm hàng hóa xảy ra. Đặc biệt, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì. Để đảm bảo an toàn cho sản xuất, tỉnh ban hành Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là sự linh hoạt của tỉnh nhằm thích ứng với tình hình dịch bệnh, hạn chế tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống người lao động.

Đi sâu vào từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chắc chắn dịch bệnh sẽ có nhiều tác động. Đó là tăng chi phí cho công tác phòng dịch; việc cung cấp nguyên liệu, đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Có doanh nghiệp thiếu nguyên liệu, thiếu đơn hàng phải sản xuất cầm chừng; có doanh nghiệp sản phẩm không xuất được do nhiều nước chưa mở cửa thị trường vì dịch bệnh…

Áp lực tạo động lực. Trong bối cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức sản xuất, tìm kiếm thị trường. Chẳng hạn, doanh nghiệp dệt may chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang; các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra, cá ba sa vốn chỉ chú trọng xuất khẩu nay chuyển hướng tiêu thụ nội địa. Ngành lúa gạo tăng chất lượng, giá trị gạo xuất khẩu…

Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay, việc chuyển đổi mặt hàng, chuyển đổi thị trường không phải doanh nghiệp nào cũng làm được và không thể một sớm một chiều. Tuy nhiên, trong “khoảng lặng” này, khi không bị áp lực bởi các đơn hàng, các doanh nghiệp lại có điều kiện để nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường mới; đầu tư đổi mới công nghệ; đào tạo lại nhân lực để sẵn sàng khôi phục sản xuất khi dịch bệnh được khống chế.

Chẳng hạn, với Hiệp định EVFTA vừa chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xâm nhập thị trường châu Âu rộng lớn. Tuy nhiên, đây là thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn cao với hàng hóa, dịch vụ. Nếu các doanh nghiệp tranh thủ thời gian này để tự nâng cấp mình, hoàn thiện các tiêu chuẩn của đối tác sẽ có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối của EU nói riêng và toàn cầu nói chung.

Trong “nguy” có “cơ”. Nếu biết tận dụng thời cơ, chủ động sáng tạo, các doanh nghiệp không chỉ sớm khôi phục sản xuất mà còn có cơ hội vươn lên mạnh mẽ. Điều này đã chứng minh khi Việt Nam là nước sớm khống chế dịch COVID-19 đợt đầu.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ngành chức năng đã phát đi thông tin cảnh báo đến người dân trên địa bàn tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa cháy, nổ do nắng nóng.

Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng
Return to top