ClockThứ Hai, 16/10/2017 05:41

Chủ động ứng phó mưa lớn

TTH - Bão số 11 đang diễn biến phức tạp, dự kiến trong những ngày tới, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn, kéo dài. Các địa phương đang tích cực triển khai phương án phòng chống…

Công tác kêu gọi tàu thuyền đã hoàn tất, với gần 700 phương tiện vào tránh, trú bão an toàn

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng của bão số 11 kết hợp với không khí lạnh tăng cường, từ ngày 15-18/10, trên địa bàn tỉnh khả năng xảy ra một đợt mưa lớn từ 350-400mm. Mưa lớn sẽ gây nguy cơ sạt lở, lũ cuốn, lũ ống với vùng núi cao, vùng trũng, ven đầm phá. Ghi nhận của phóng viên, tại các địa phương này, công tác phòng chống bão số 11 và mưa trên diện rộng được tích cực triển khai với phương châm “4 tại chỗ”.

Tại xã Quảng Thành, xác định là vùng thấp trũng, thời điểm này, công tác chuẩn bị ứng phó với mưa lớn, nguy cơ gây ngập lụt đang được địa phương rốt ráo triển khai. Ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch UBND xã thông tin, ngoài việc sử dụng hệ thống truyền thanh xã, nhắc nhở người dân chuẩn bị các phương án phòng chống gió bão như giằng chống nhà cửa, thu hoạch rau màu, neo lồng nuôi cá chắc chắn trên sông Bồ, thì các hộ dân nằm trong vùng xung yếu, ngập lụt cũng đưa vào danh sách để lên phương án di dời trong trường hợp cần thiết. “Địa phương giao công việc cụ thể về cho từng thôn, từng người để chủ động phương án phòng chống và chuẩn bị 7-10 ngày lương thực, nhu yếu phẩm, nhiên liệu… chứ không bị động phụ thuộc vào hỗ trợ của cấp trên. Toàn xã có 262 hộ nằm trong vùng dễ ngập lụt, những hộ dân này sẽ được sơ tán tại chỗ lên các vùng cao có công tình kiên cố trong địa phương; gia súc gia cầm sẽ đưa lên các vị trí cố định như cồn mồ, vùng đất khô ráo”, ông Thành cho biết thêm.

Đối với diện tích 30,7 ha rau màu tại địa phương, ngoài hệ thống kênh mương được khơi thông trước mùa mưa bão, UBND xã Quảng Thành cũng chỉ đạo các hộ dân, nếu trong trường hợp mưa lớn, không thu hoạch kịp sẽ hạ màn nilon xuống sát rau màu, mưa sẽ không làm rau bị nát. Sau khi nước rút sẽ thu hoạch bán nhanh, kinh nghiệm này giảm thiệt hại đáng kể cho người dân.

Rút kinh nghiệm mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc và một số tỉnh trong thời gian qua, những ngày này, công tác triển khai ứng phó bão số 11 với dự kiến sẽ có mưa lớn tại huyện miền núi A Lưới cũng đang được các địa phương tích cực triển khai. Ông Hồ Văn Tua (thôn 2, xã Hồng Bắc) cho biết: “Mưa lũ hiện nay, người dân đã chủ động hơn nhờ hệ thống loa truyền thanh xã, huyện và cán bộ về tận nhà kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên. Năm nào sông Tà Rình chảy qua xã cũng sạt lở, gia đình phải di dời nhưng nhờ chủ động nên tránh được thiệt hại”.

Công tác kêu gọi tàu thuyền đã hoàn tất, với gần 700 phương tiện vào tránh, trú bão an toàn

Hiện tại, huyện A Lưới có 4 điểm xung yếu thường xuyên sạt lở, nước chảy siết khi mưa lớn gồm các xã Hồng Thủy, Đông Sơn, A Roàng, Hồng Bắc. Các địa phương này nằm sát sông suối như Pi Lung, Tà Rình nên thường xuyên bị ảnh hưởng nặng khi có bão lũ. “Hơn 2.000 hộ dân ở các điểm xung yếu cũng đã được địa phương đưa vào danh sách di dời khẩn cấp trong trường hợp mưa ở miền núi A Lưới kéo dài từ 1-2 ngày. Rút kinh nghiệm qua các trận lũ vừa qua, hiện nay các địa phương luôn cử cán bộ túc trực, hướng dẫn người dân chuẩn bị các phương án tại chỗ, khi di chuyển qua các ngầm tràn; xác định vị trí trọng yếu, trọng điểm sạt lở, lũ quét để chủ động di dời trong trường hợp cần thiết”, ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới khẳng định.

Đối với hiện trạng các hồ đập, ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Cty Quản lý Khai thác Công trình Thủy lợi thông tin, hiện nay, phương án vận hành các hồ chứa đã được phê duyệt và đang tích cực phối hợp với các địa phương triển khai. Các cống trên để cũng đang mở để vận hành thoát lũ. Các hồ chứa hiện đang đảm bảo an toàn. Cụ thể, hồ Phú Bài, Thọ Sơn, Mỹ Xuyên, Khe Ngang… chưa có hồ nào đóng tràn, chỉ để tràn tự do. “Với phương án mưa 350-400mm như dự báo thì khả năng xả tràn các hồ vẫn đang an toàn, nằm trong tầm kiểm soát do công suất thiết kế bảo đảm”, ông Đính khẳng định.

Ông Đính cho biết thêm, đơn vị quản lý hơn 20 hồ đập (trên tổng số 55 hồ đập) toàn tỉnh. Ngay từ đầu mùa mưa lũ, công ty đã triển khai phương án sửa chữa các hỏng hóc, rò rỉ, sạt trượt trên hồ đập. Tuy nhiên, theo ông Đính, đó chỉ là sửa chữa tạm thời, tại các hồ đập xuống cấp với các hạng mục quan trọng, cần nguồn vốn đầu tư lớn để nâng cấp sửa chữa, đảm bảo vận hành lâu dài.

Để chủ động ứng phó với bão số 11 và mưa lớn trên diện rộng, UBND tỉnh đã có công điện yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành và lãnh đạo các địa phương triển khai một số nội dung như tiếp tục kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm; tổ chức dự trữ lương thực, vật tư, nhiên liệu theo phương châm “4 tại chỗ”; các địa phương theo dõi công tình thủy lợi, kiểm tra các hồ chứa và đảm bảo an toàn cho người, tài sản phương tiện hoạt động thủy sản trên sông, biểm, đầm phá và tại các khu neo đậu tránh trú bão, nuôi trồng thủy sản; Sở GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan bố trí lực lượng, phương tiện tại những điểm có nguy cơ sạt lở như QL 49, A1, đường Hồ Chính Minh, đường tránh Huế, La Sơn- Nam Đông, để khắc phục khi xảy ra sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt…

Thực hiện nghiêm lệnh “cấm biểm”

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, từ ngày 14/10, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cùng các địa phương đã triển khai công tác kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú bão an toàn, thực hiện nghiêm lệnh “cấm biển” vào tối cùng ngày. Đến nay, đã kêu gọi được gần 700 phương tiện tàu thuyền hoạt động đánh bắt trên biển về nơi trú ẩn với hàng nghìn lao động.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top