ClockThứ Tư, 05/03/2014 14:00

Chưa khai thác hết giá trị tài liệu làng xã

TTH - Nhật Bản được xem là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, bảo quản, phục hồi giá trị các thư tịch cổ. Th. S Trần Văn Quyến, giảng viên Trường ĐH DL Phú Xuân (đang nhận học bổng tham quan nghiên cứu tại Nhật), CTV của Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với T.S  Ueda Shinya về công tác nghiên cứu bảo quản tư liệu Hán Nôm vùng làng xã ở Thừa Thiên Huế.

Vì sao T.S lại chọn nghiên cứu về lịch sử Việt Nam và quan tâm đến làng xã Việt Nam trong đó có làng xã vùng Huế?

Từ nhỏ, tôi đã rất thích lịch sử, khi thi đại học tôi đã chọn thi vào khoa lịch sử Đông Dương thuộc Đại học Hiroshima. Tôi đã rất hứng thú với những nghiên cứu của cố giáo sư Sakurai Yumio, một trong những nhà Việt Nam học hàng đầu ở Nhật Bản về lịch sử làng xã Việt Nam. Giáo viên hướng dẫn của tôi là G.S Yao Takao đã giới thiệu những tài liệu Hán Nôm về làng xã cho tôi. Từ đó tôi đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu lịch sử Việt Nam.

Năm 2009, cố PGS Nishimura Masanari (nhà khảo cổ học Nhật Bản đã có rất nhiều đóng góp cho nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử Việt Nam) đưa tôi đến Huế và giới thiệu về các làng xã xung quanh Huế. Tôi đã rất ngạc nhiên và ngay lập tức bị thu hút bởi những tài liệu Hán Nôm được lưu trữ rất nhiều trong các hòm bộ. Từ đó đến nay, tôi đã dành thời gian để nghiên cứu làng xã xung quanh Huế cùng với nghiên cứu làng xã Bắc Bộ. Các tài liệu làng xã kể lại cuộc sống của thường dân mấy trăm năm trước một cách sinh động và cụ thể.

T.S đánh giá như thế nào về nguồn tư liệu Hán Nôm đang lưu giữ tại các làng xã, họ tộc của Huế?

Kết quả các chuyến điền dã cho thấy, khu vực xung quanh Huế, tài liệu làng xã cổ nhất có niên đại thế kỷ 15. Các tài liệu Hán Nôm được duy trì bởi hoạt động của chính những người dân trong làng xã. Tôi nghĩ rằng, điểm này là đặc trưng nhóm tài liệu khác không có.

T.S Ueda cùng cộng sự trong một chuyến nghiên cứu tại vùng làng xã Huế

Trong nghiên cứu lịch sử xã hội Việt Nam, nhóm tài liệu làng xã rất quan trọng và có giá trị học thuật để bổ sung, thậm chí làm sáng tỏ các tài liệu chính quyền như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục. Nhưng, giá trị của nhóm tài liệu làng xã khu vực Huế không kết thúc ở đó và có nhiều tiềm năng để phát triển nghiên cứu về Việt Nam học, dân tộc học, lịch sử, văn hóa. Chúng ta cần phải tiến hành chương trình nghiên cứu khu vực học với trọng tâm là Huế, phát triển qua việc xem xét nhóm tài liệu Hán Nôm từ nhiều quan điểm khác nhau.

T.S có thể chia sẻ một số kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc sưu tập, bảo quản nguồn tư liệu này?

Ở Nhật Bản, nguồn tài liệu địa phương được các nhà nghiên cứu chú trọng và bắt đầu sưu tập từ khoảng những năm 1950. Sau đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu lịch sử này được các đơn vị hành chính xuất bản. Các đơn vị hành chính điều tra phỏng vấn và sưu tập các tài liệu trong khu vực quản hạt để biên soạn sách, do đó, nhiều tài liệu địa phương được phát hiện và thu thập trong qua trình này. Hàng năm, họ đều in sách giới thiệu những nghiên cứu mới. Ở Nhật Bản, các nhà sử học địa phương có vai trò chủ yếu trong quy trình biên soạn trên. Nói chung, việc phát huy văn hóa địa phương ở nước chúng tôi được khuyến khích bằng sự hợp tác giữa các đơn vị hành chính và nhà sử học địa phương.

Theo T.S, cần phải làm những gì để phát huy hết giá trị của tài liệu Hán Nôm làng xã của Huế?

Trước hết, nên tranh thủ sưu tập các tài liệu Hán Nôm của làng xã. Việc này tiến hành càng sớm càng tốt vì khí hậu của Việt Nam không thuận lợi khiến cho tài liệu rất dễ bị hư hỏng.

Một việc quan trọng không kém là phỏng vấn những người cao tuổi trong các làng xã để ghi chép, bảo tồn thông tin kinh nghiệm trước năm 1945. Tài liệu làng xã cho chúng ta rất nhiều thông tin quý, nhưng thông tin nhỏ rời rạc. Nếu phân tích các tài liệu này, nhà nghiên cứu phải bổ sung kết nối các thông tin liên quan bằng việc phỏng vấn hồi cố các vị cao niên trong làng xã. Vì thế chúng ta phải có những chương trình phỏng vấn lớn để cố gắng bảo tồn các thông tin lịch sử. Việc làm này góp phần nâng cao giá trị tài liệu Hán Nôm của làng xã khu vực Huế…

Tiếp theo, cần đào tạo chuyên gia Hán Nôm. Việt Nam bây giờ có quá ít nhà nghiên cứu lịch sử có thể đọc tài liệu Hán Nôm trong khi số lượng tài liệu Hán Nôm lại rất lớn. Chính vì thế, dù Việt Nam có số lượng tài liệu làng xã phong phú nhất trong Đông Nam Á, nhưng tài liệu Hán Nôm chưa phát huy được giá trị nhiều.

Tôi nghĩ rằng, Việt Nam cần đưa nghiên cứu sinh, nhà nghiên cứu trẻ ra nước ngoài để học tập trở thành chuyên gia Hán Nôm. Chẳng hạn như du học ở Trung Quốc và Đài Loan, Nhật Bản, những nước từng sử dụng loại chữ này để nâng cao khả năng đọc và hiểu tư liệu Hán Nôm. Đối với Nhật Bản, quốc gia giàu kinh nghiệm trong việc phân tích tài liệu làng xã thì có thể giúp Việt Nam trao đổi kinh nghiệm bảo quản, sưu tập, số hóa tài liệu làng xã cũng như đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang quan tâm nhiều đến miền Trung, trong đó có Thừa Thiên Huế. Thời gian tới sẽ có nhiều đoàn nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản tiến hành nghiên cứu miền Trung một cách chuyên sâu và tất nhiên tôi sẽ tham gia trong các chương trình nghiên cứu đó.

Tiến sĩ Ueda hiện là nghiên cứu viên tại trường Đại học Osaka. Anh cùng cố PGS Nishimura Masanari, GS Michio Suenari phối hợp với Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học Huế tiến hành nghiên cứu, sưu tập và số hóa tư liệu Hán Nôm từ 2009 đến nay.
 
Một số công trình tiêu biểu của T.S Ueda như: “Quá trình chuyển đổi và bảo quản tài liệu ở các làng xã xung quanh Huế ở Việt Nam: nghiên cứu trường hợp làng Thanh Phước”, Tạp chí Nghiên cứu Sử học (Shigaku Kenkyu), 2011; “Giới thiệu địa bạ của một số làng xã vùng Huế”, in trong: “Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài”, Trung tâm Tương tác quốc tế ĐH Kansai xuất bản, 2012; “Hình thành các nhóm xã hội và quan hệ họ hàng trong làng xã xung quanh Huế, Việt Nam: Trường hợp làng Thanh Phước từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19”, Tạp chí Nghiên cứu Sử học Đông Dương (Toyoshi kenkyu), 2013.

 

Th. S Trần Văn Quyến (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

30 nghệ sĩ nhiếp ảnh giao lưu, sáng tác ảnh về Huế

Sự kiện nằm trong hoạt động của cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024, do Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức, khai mạc chiều 10/5 tại TP. Huế.

30 nghệ sĩ nhiếp ảnh giao lưu, sáng tác ảnh về Huế
Phổ biến nội dung quy chế hoạt động tổ chức biểu diễn ca Huế

Bên cạnh phổ biến những quy chế mới liên quan hoạt động tổ chức biểu diễn ca Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các chủ thuyền trên sông Hương có phục vụ ca Huế lắp đặt hệ thống camera giám sát.

Phổ biến nội dung quy chế hoạt động tổ chức biểu diễn ca Huế
Nhà thiết kế Đoan Trang vinh dự đoạt giải Ba tại Liên hoan Quốc tế Thêu và Trang sức lần II – 2024

Nhận lời mời của Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa Uzbekistan tham dự Lễ hội thêu và trang sức bằng vàng quốc tế diễn ra từ ngày 3 - 5/5 tại TP.Bukhara, nghệ nhân, nhà thiết kế, Giám đốc Công ty TNHH TM & DV Thêu may Đoan Trang (2/56 Bạch Đằng, phường Gia Hội, TP. Huế)-bà Nguyễn Thị Đoan Trang vinh dự là đại diện Việt Nam đoạt Giải Ba.

Nhà thiết kế Đoan Trang vinh dự đoạt giải Ba tại Liên hoan Quốc tế Thêu và Trang sức lần II – 2024
Chương trình kỷ niệm 15 năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới:
Chưa thể phục vụ khách môn dù lượn

Đó là thông tin được Ban Tổ chức chương trình kỷ niệm 15 năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới chia sẻ vào chiều 9/5.

Chưa thể phục vụ khách môn dù lượn
Khát vọng làm mới những ca khúc về Huế

Có mặt đều đặn và đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi âm nhạc và xuất hiện thường xuyên trong các chương trình nghệ thuật ở Huế, ca sĩ Phan Huy Thành đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán, thính giả. Đặc biệt, những ca khúc viết về Huế được Phan Huy Thành biểu diễn mang màu sắc tươi trẻ, như: Cơm hến, Trai Huế, Nón… thật sự mang đến làn gió mới góp phần lan tỏa và thăng hoa hình ảnh cảnh vật và con người xứ Huế đến với người nghe.

Khát vọng làm mới những ca khúc về Huế

TIN MỚI

Return to top