ClockThứ Bảy, 18/12/2010 14:22

Chưng trạng nguyên trong nhà có nguy hiểm?

TTH - Gần đây trên một số trang mạng xã hội đã xuất hiện một số bài viết cảnh báo mọi người không nên sử dụng cây trạng nguyên chưng trong nhà dịp lễ Giáng sinh vì loại cây này rất độc, có thể gây nguy hiểm, nhất là với trẻ nhỏ. Cảnh báo được đưa ra khởi xuất từ thông tin từng có một trẻ hai tuổi ở Mỹ chết ngay sau khi ăn phải lá trạng nguyên!

Trạng nguyên, loài hoa Noel

Các nghiên cứu y học gần đây đã minh chứng ăn phải lá cây trạng nguyên không tử vong tức khắc. Ảnh: T.L

 Cây trạng nguyên, tên khoa học là Euphorbia pulcherrima, một loài cây thuộc họ thầu dầu, xuất xứ từ Mexico và vùng Trung Mỹ. Cây có hình dáng cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ, cao 0,6 – 4m. Các lá răng cưa màu lục sẫm, bầu, dài độ 7 – 16cm. Các lá trên cùng, còn gọi lá bắc, có màu đỏ lửa, hồng hay trắng và thường bị nhầm là hoa. Hoa trạng nguyên thực ra là các cấu trúc nhỏ màu vàng, hình chuông, mọc thành cụm, tìm thấy ở trung tâm các cụm lá bắc. Toàn cây trạng nguyên có nhựa trắng. Ngày nay, các giống trạng nguyên cũng đã được lai tạo với các lá bắc màu cam, vàng nhạt, cẩm thạch... thân cây cũng nhỏ hơn để có thể làm kiểng như hoa chưng trong nhà. Trên thế giới hiện có khoảng 109 loài trạng nguyên. Ở Việt Nam, loại trạng nguyên đỏ, dáng lùn cũng đã được nhập về làm cây cảnh, trồng rất phổ biến do màu lá đẹp, lại nở vào mùa đông, thích hợp dùng trang trí Giáng sinh.

Người Tây phương quan niệm cây trạng nguyên tượng trưng cho sự thánh thiện, đem lại sức mạnh, hy vọng, lạc quan trong cuộc sống. Do đó trong những tấm thiệp chúc mừng Giáng sinh và năm mới, đa phần họ đều in hình lá trạng nguyên. Đặc biệt vào ngày Noel, người ta trang hoàng trong nhà, ngoài cây thông, hang đá, còn có lẵng hoa trạng nguyên, bánh Noel truyền thống cũng có hình trạng nguyên... Lý do khiến cho trạng nguyên gắn liền với lễ Giáng sinh hàng năm khởi phát từ truyền thuyết Mexico về một em bé không thể kiếm được quà tặng cho những đứa trẻ khác vào đêm trước Giáng sinh nên em đã nhổ vài cây cỏ dại mọc ven đường. Khi mang cây cỏ dại đó tới nhà thờ thì bất ngờ chúng đã nở ra thành các bông hoa đỏ, khiến giáo đoàn cảm nhận rằng họ đã chứng kiến một phép mầu kỳ diệu của Chúa, rằng cho dù món quà có bình thường đến mấy nhưng nếu được trao tặng với tất cả tình yêu thương thì vẫn được chấp nhận. Sau đó, chính những người Mexico theo cơ đốc giáo đầu tiên đã chọn cây trạng nguyên làm hoa Noel, nhiều quốc gia cũng đã chịu ảnh hưởng của sự chọn lựa này.

Ngộ nhận độc tính trong trạng nguyên

Có một quan niệm sai lầm phổ biến trong suy nghĩ của rất nhiều người là trong cây trạng nguyên có độc tính. Có lẽ do phần lớn các loài trong chi đại kích (euphorbia) có chứa chất độc và do tên gọi của cây trạng nguyên trong tiếng Anh (poinsettia) cũng tương tự như từ “chất độc” (poison). Quan niệm sai lầm này càng được lan truyền nhanh hơn khi có sự cộng hưởng của những lời đồn đại năm 1919 một đứa trẻ hai tuổi ở Mỹ chết sau khi ăn lá trạng nguyên. Từ đây, nhiều gia đình khi phát hiện trẻ ăn lá trạng nguyên cũng vội vàng đưa đi cấp cứu làm tin đồn càng được khẳng định.

Tuy nhiên, các nghiên cứu y học gần đây đã xem lại 22.793 trường hợp chẩn đoán ngộ độc do cây trạng nguyên đã cho kết quả 92,4% không có bất kỳ triệu chứng nào và phần lớn các trường hợp (96,1%) cũng không cần xử trí cấp cứu, đặc biệt là nghiên cứu đã kết luận không có trường hợp nào tử vong vì thành phần dược chất trong cây trạng nguyên. Y văn Việt Nam hiện cũng xếp cây trạng nguyên vào nhóm không độc. Vì vậy, nếu có ăn phải lá trạng nguyên thì cùng lắm chỉ xảy ra triệu chứng rối loạn tiêu hoá do viêm nhẹ dạ dày và ruột chứ khó có khả năng tử vong. Do đó, những tin đồn ăn lá trạng nguyên sẽ chết tức khắc đã đến lúc chấm dứt!

ThS.BS Võ Thị Thu
Giảng viên bộ môn đông y,
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
Theo SGTT

 

Nhựa trạng nguyên có thể gây dị ứng da

Mặc dù không thể tử vong khi ăn phải lá trạng nguyên nhưng những người có đặc tính nhạy cảm với nhựa, mủ cây có thể sẽ bị dị ứng da khi tiếp xúc với cây trạng nguyên, biểu hiện bằng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, muốn chảy nước mũi... Với những người này, tốt nhất không nên đem cây trạng nguyên vào nhà chưng. Nếu sơ ý dây nhựa cây trạng nguyên vào tay thì cần rửa sạch ngay.

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch

Can thiệp điều trị rối loạn nhịp, can thiệp mạch vành, bệnh tim bẩm sinh bằng dụng cụ, can thiệp điều trị suy tĩnh mạch... là một trong những kỹ thuật chuyên sâu được Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thường quy trong thời gian vừa qua, đem đến cơ hội điều trị khỏi bệnh cho những người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng.

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch
Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim

Mẹ Xinh Spa là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé chất lượng, uy tín hàng đầu TP. Huế. Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp chăm sóc truyền thống của các bà mụ Huế xưa cùng các phương pháp chăm sóc hiện đại, Mẹ Xinh Spa tự hào đã chăm sóc hơn 5.000 mẹ và bé trong vòng 5 năm qua.

Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim
An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên

Không học bán trú như học sinh, song an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho sinh viên (SV) vẫn được các đơn vị, cơ sở đào tạo chú trọng, nhất là ở các căng tin.

An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên
Uống bia giải độc rượu: Nguy hiểm!

Giới chuyên môn đã phải lên tiếng cảnh báo sau khi dư luận đang rộ lên thông tin uống bia để giải độc rượu. Đây là cách hiểu sai và rất nguy hiểm.

Uống bia giải độc rượu Nguy hiểm
Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao

Nhóm tình nguyện viên Y học cộng đồng (dự án thiện nguyện ) gồm các bác sĩ, giảng viên bộ môn Nhi và các sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế tại Huế thường tổ chức các lớp tập huấn trao đổi kiến thức y học... Thừa Thiên Huế Online đã có cuộc trao đổi với TS. BS Nguyễn Hữu Châu Đức, giảng viên bộ môn Nhi; Th.S, Bs Nguyễn Duy Nam Anh, Trường ĐH Y Dược Huế về chủ đề sơ cấp cứu được nhiều phụ huynh quan tâm...

Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao
Return to top