Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Có nên ăn nhiều thịt để giảm cân?
TTH - “Giải pháp hoàn hảo để giảm cân, duy trì eo thon… là chỉ cần ăn nhiều thịt, ít cơm”– thông tin này đang phổ biến trên một số trang web, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đặc biệt những người đang có nhu cầu giảm cân. Ngay tại những diễn đàn trực tuyến nuôi dạy con, các bà mẹ cũng thường xuyên trao đổi mẹo ăn thật nhiều thịt để giúp giảm cân nhanh chóng. Kiểu ăn kiêng này liệu có an toàn cho sức khoẻ?
Liệu pháp “lấy độc trị độc”
Về mặt dinh dưỡng, giới chuyên môn không khuyến khích người béo phì sử dụng phương pháp ăn kiêng chỉ toàn thịt.
|
“Ăn thật nhiều thịt, giảm lượng trái cây và kiêng bánh mì, cơm, bột”, chị T., thành viên của một diễn đàn trực tuyến đã chia sẻ kinh nghiệm giảm cân như vậy. Chị T. cho biết mỗi ngày chị tiêu thụ khoảng từ năm lạng đến một ký thịt heo. Chỉ ăn toàn thịt, xen lẫn ít dưa leo, rau xàlách, kiêng tuyệt đối các loại bánh mì, đồ ngọt và cơm. Kết quả sau một tháng, theo như khẳng định của chị T., đã giảm cân từ 60 ký xuống còn 57 ký, “Đó là một điều kỳ diệu xảy ra với cuộc đời tôi sau bao năm qua và tôi đã quyết định theo đuổi phương pháp này đến cùng”, chị T. cho biết.
Theo một số nguồn tin trên mạng, phương pháp giảm cân bằng cách ăn nhiều thịt, nhất là thịt mỡ, có tên gọi Dr. Atkins Diet. Phương pháp này khuyên người béo phì nên tuyệt đối loại trừ các chất bột, đường (carbohydrate) trong thức ăn hàng ngày. Thay vào đó, tăng cường hàm lượng chất đạm, chất béo trong bữa ăn: thịt, trứng, các loại bơ và pho mát... Theo lý giải của các ý kiến truyền bá phương pháp giảm cân này, những người béo phì có khuynh hướng thèm ăn thịt. Vì vậy, liệu pháp này sẽ như chiếc phao cứu hộ, được hiểu “lấy độc trị độc”, trên cơ sở cân đối lại các dưỡng chất đưa vào cơ thể.
Lợi trước mắt, hại lâu dài
Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, giảm cân bằng cách ăn thịt là một trong nhiều phương pháp ăn kiêng hiện nay. Về hiệu quả, phương pháp này có thể giúp một số người béo phì giảm cân sau thời gian thực hiện. Nguyên tắc của phương pháp là bệnh nhân tránh tuyệt đối các chất bột đường như cơm, bánh mì, sữa, khoai tây, các loại hạt, thậm chí cả những rau quả, trái cây chứa nhiều đường. Vì các chất bột, đường này có thể chuyển hoá thành lượng mỡ dư thừa, gây to vòng bụng ở nhiều người. Khi cắt bỏ nguồn bột, đường, cơ thể buộc phải lấy lượng mỡ dư thừa ra hoạt động. Lợi dụng nguyên lý đó, nhiều người đã ra sức ăn thật nhiều thịt, vừa đền bù sự thèm thuồng, lại được toại nguyện giảm cân. “Nếu tuân thủ theo phương pháp ăn kiêng này, mỗi người chỉ được dùng hai miếng thịt nhỏ và hai quả dưa leo cho mỗi ngày. Sử dụng thoải mái thịt, mỡ, thậm chí ăn cả ký thịt hàng ngày là không khoa học”, BS Diệp lưu ý.
Cũng theo BS Diệp, về mặt dinh dưỡng, giới chuyên môn không khuyến khích người béo phì sử dụng phương pháp ăn kiêng chỉ toàn thịt. “Vì nếu kiêng cữ tuyệt đối các loại trái cây, cơm, bánh mì, các chất đường, bột… cơ thể sẽ ngày càng thiếu chất bột, đường trầm trọng, mà đây lại là thành phần năng lượng chính của cơ thể. Cơ thể không đủ chất để sản sinh ra các tế bào ở não sẽ gây mất cân bằng, suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ. Biểu hiện thường gặp với những ai thực hiện cách giảm cân này là họ thường thấy mệt mỏi, dễ buồn ngủ và ít tỉnh táo. Hơn nữa, cơ thể sau thời gian kiêng cữ chất ngọt, chất bột sẽ trở nên thèm muốn vô cùng. Nguy cơ ăn trở lại rất dễ xảy ra. Khi đó, tốc độ tiêu thụ lượng đường, tinh bột sẽ tăng gấp nhiều lần thời gian trước, hệ luỵ vì vậy càng nghiêm trọng. Đáng nói hơn, giảm cân chỉ ăn toàn thịt còn có thể mang đến nguy cơ sản sinh nhiều lượng cholesterol xấu trong cơ thể”, BS Diệp nói.
Theo SGTT
- Ngăn chặn các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát (28/05)
- Phân bổ gần 2,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi (28/05)
- Giới trẻ có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng khi sử dụng các loại thuốc lá mới (28/05)
- Cảnh báo tật khúc xạ đang gia tăng trong thanh thiếu niên Việt Nam (28/05)
- Tư vấn, chăm sóc sức khoẻ hậu COVID-19 cho viên chức, người lao động (27/05)
- Bàn giao xe cứu thương cho Trung tâm y tế TP. Huế (27/05)
- Sốt xuất huyết hoành hành tại các tỉnh phía nam (27/05)
- Hóa giải nỗi đau bệnh tật (26/05)
-
Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
- Bộ Y tế trình 2 phương án ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2022-2023
- Có phụ huynh đưa con đến trạm y tế rồi quay về
- Lấy ý kiến về việc điều chỉnh khai báo y tế tại cửa khẩu
- Không được lạm dụng dịch vụ trong điều trị hậu COVID-19
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn tiêm chủng
- Kịp thời tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục thông quan thuốc nhập khẩu
- Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
-
Bộ Y tế báo cáo Quốc hội về mua thiết bị chống dịch và giá xét nghiệm
- 250 đoàn viên công đoàn tham gia ngày hội “Hiến máu tình nguyện”
- Lạm dụng bia - rượu ở thanh thiếu niên: Do đâu & cách phòng ngừa
- Hóa giải nỗi đau bệnh tật
- Tư vấn, chăm sóc sức khoẻ hậu COVID-19 cho viên chức, người lao động
- Bàn giao xe cứu thương cho Trung tâm y tế TP. Huế
- 20 tỉnh không có F0 mới
- Sốt xuất huyết hoành hành tại các tỉnh phía nam
- Cảnh báo tật khúc xạ đang gia tăng trong thanh thiếu niên Việt Nam
- Phân bổ gần 2,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi