ClockThứ Tư, 31/07/2019 08:08

Con đường mới so với cách nghĩ lâu nay

TTH - Ở Thừa Thiên Huế, diện tích trồng lúa khoảng 28.500 ha. Không phải diện tích trồng lúa nào cũng làm được 2 vụ nên 1 năm, diện tích lúa trồng lúa của tỉnh chừng 54 -55 ngàn ha.

Người nông dân của chúng ta nghèo là do đeo bám cây lúa. Thời gian gần đây, có rất nhiều nhà khoa học tại nhiều diễn đàn đã nói đến điều này, chủ yếu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước. Nghèo là vì chính sách “đeo bám” cây lúa kéo dài quá lâu mà chậm chuyển đổi. Mặc dù là 1 trong 3 cường quốc xuất khẩu gạo nhưng nông dân Việt Nam vẫn nghèo bởi cây lúa đưa lại hiệu quả kinh tế rất thấp.

Tại hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp Thừa Thiên Huế diễn ra vào sáng 29/7/2019, PGS. TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam cho biết, một ha lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sản xuất từ 2 -3 vụ/năm chỉ cho thu nhập nhiều lắm là 30 triệu đồng, đó là chưa tính công lao động.

Ở Thừa Thiên Huế, diện tích trồng lúa khoảng 28.500 ha. Không phải diện tích trồng lúa nào cũng làm được 2 vụ nên 1 năm, diện tích lúa trồng lúa của tỉnh chừng 54 -55 ngàn ha. Nếu chia ra bình quân đầu người ở vùng nông thôn thì mỗi người chưa được 1 ha. Đó là chưa nói đến vùng đất Thừa Thiên Huế tương đối khắc nghiệt về thời tiết, mỗi người nông dân làm chừng ấy lúa, nghèo là cái chắc.

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế đã nhận ra sớm điều này nên cũng đề ra nhiều chính sách tác động phát triển vùng nông thôn. Và người nông dân cũng không chịu ngồi yên: chuyển đổi ngành nghề, làm thêm các nghề phụ; ngay trong nông nghiệp cũng tìm cách chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, để khá lên là điều rất khó.

Bình quân thu nhập đầu người của cả tỉnh chưa được 2.000 USD, bình quân của nông dân chắc chắn là thấp hơn. Việc chuyển đổi cây trồng cũng không nhanh được. Năm 2018, chuyển đổi diện tích lúa sang trồng các loại cây trồng khác, theo báo cáo của ngành nông nghiệp là hơn 650 ha nhưng chủ yếu là cây trồng ngắn ngày. Cây lâu năm chỉ có 5,8 ha, trồng lúa kết hợp với thủy sản hơn 17 ha – một con số hết sức ít ỏi.

Gợi ý của TS. Châu về phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế là những ý tưởng rất đáng suy nghĩ. Vì cây lúa đưa lại hiệu quả thấp nên cần giảm diện tích xuống, chuyển sang trồng các loại cây trồng có giá trị cao hơn; diện tích trồng cao su cũng cần tính toán lại. Đất trồng cao su thường là đất tốt nên có thể chuyển đổi trồng cây ăn trái hiệu quả hơn.

TS. Châu nói: “Vùng trồng sầu riêng ở Cai Lậy quá trời giàu” (thuộc tỉnh Tiền Giang). Một cây sầu riêng cho 200 kg quả là bình thường, quy ra tiền chừng 15 triệu đồng. Một cây mít Thái cho 100 kg quả, lấy bình quân 30.000 đồng/kg đã có 3 triệu đồng. Năng suất lúa tỉnh An Giang 18 tấn/ha/năm, chỉ bằng 10 cây mít Thái…

Ông Châu khẳng định, vùng đất Thừa Thiên Huế hoàn toàn trồng được cây đặc sản cho giá trị kinh tế cao. Qua khảo sát của ông, ở Nam Đông đã trồng sầu riêng được và đã cho quả. A Lưới cũng vậy. Nguyên lý trổ hoa kết quả của cây sầu riêng là càng lên cao thì càng chín muộn. Đây là điều kiện nghịch vụ trời cho.

Ông Châu cho rằng, khí hậu mát ở A Lưới là một đặc sản phù hợp với trồng bơ mát (loại bơ này chất lượng cao và giá trị kinh tế cao, mỗi năm nhu cầu thế giới cần tăng sản lượng đến 15%). Đánh giá về vùng thanh trà mà tỉnh xác định là cây đặc sản chủ lực, phát triển đạt 1.000 ha vào năm 2020, theo quan sát của ông là chúng ta trồng bị lỗi về kỹ thuật. Thời tiết Huế mưa nhiều vào sau tết, cộng với việc trồng sâu nên dễ bị bệnh xì mủ. Bệnh này chữa được, phòng được; nhưng bây giờ lỡ rồi, sửa là tốn tiền.

Trong bài phát biểu ngắn, ông Châu không đề cập đến vấn đề kết nối thị trường nhưng ông cho biết diện tích trồng cây ăn quả của Thừa Thiên Huế rất nhỏ, chỉ 3.400 ha, trong khi đó ở Tiền Giang là 72.000 ha. Nhiều vùng phía Bắc có vùng cây ăn trái 30 - 40  ngàn ha. Nghĩa là chúng ta không quá lo về thị trường tiêu thụ. Khoa học bây giờ có thể can thiệp giải quyết nhiều vấn đề của việc ảnh hưởng thời tiết, vì vậy ông khuyến nghị nên chú ý trồng các loại cây ăn trái đưa lại giá trị kinh tế cao.

Từ những gợi ý này đến thực tế, có khi là một chặng đường dài. Nhưng có cảm nhận nó mở cho mặt hàng cây ăn trái ở Thừa Thiên Huế một con đường đi. Con đường này  mới với cách nghĩ lâu nay!

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024

Từ mờ sáng 21/4, Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024 do Báo VnExpress phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức, được chính thức khởi tranh tại TP Huế thơ mộng.

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Return to top