Thế giới

Đại dịch thúc đẩy chuyển dịch lao động từ người sang robot

ClockThứ Tư, 21/10/2020 08:36
TTH.VN - Kết quả từ một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) chỉ ra rằng robot sẽ phá hủy 85 triệu việc làm ở các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn trong vòng 5 năm tới, khi đại dịch COVID-19 thúc đẩy những thay đổi tại nơi làm việc. Điều này có khả năng làm gia tăng sự bất bình đẳng.

Nhật Bản: Các doanh nghiệp cần đảm bảo ít nhất 70% nhân viên làm việc tại nhàNew York trở lại làm việc, đeo khẩu trang và đo thân nhiệtCơ sở hạ tầng bền vững - nền tảng cho phục hồi kinh tế xanh ở ASEANIMF và WB điều chỉnh kế hoạch tổ chức Hội nghị mùa Xuân trước sự lây lan của COVID-19Giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể giúp châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng kinh tếIndonesia đóng cửa Công viên quốc gia Komodo để bảo tồnADB tài trợ 300 triệu USD để cải cách giáo dục trung học ở PhilippinesẤn Độ: Ngành phế phẩm điện tử có thể tạo ra 4.500 việc làm trong năm 2025

Sau đại dịch COVID-19, nhiều cơ hội việc làm truyền thống sẽ bị thay thế bởi robot. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Đà Nẵng Online

Khảo sát trên gần 300 công ty toàn cầu cho thấy 4/5 các giám đốc điều hành doanh nghiệp đang đẩy nhanh kế hoạch số hóa công việc và triển khai công nghệ mới, phá vỡ những thành quả về việc làm đã đạt được kể từ khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008.

Giám đốc điều hành WEF Saadia Zahidi cho biết: “COVID-19 đã thúc đẩy sự xuất hiện của tương lai việc làm”.

Bài nghiên cứu cho thấy, để người lao động truyền thống tiếp tục giữ vững vị trí việc làm của mình trong 5 năm tới, gần ½ lực lượng sẽ cần học những kỹ năng mới và đến năm 2025, người lao động sẽ phải chia đều cơ hội việc làm với máy móc.

Nhìn chung, việc tạo ra việc làm đang chậm lại, trong khi sự phá hủy cơ hội việc làm lại tăng nhanh hơn do các công ty trên thế giới sử dụng công nghệ máy móc thay con người cho các vị trí việc làm như nhập dữ liệu, kế toán và quản trị.

Một tin tốt là hơn 97 triệu việc làm sẽ xuất hiện trong nền kinh tế chăm sóc, trong các ngành công nghiệp như trí tuệ nhân tạo (AI) và sáng tạo nội dung, WEF thông tin. Những nhiệm vụ mà con người được giao để duy trì lợi thế so sánh của mình bao gồm quản lý, tư vấn, định hướng, quyết định, trao đổi, giao tiếp và tương tác.

Theo khảo sát, khoảng 43% doanh nghiệp tham gia nghiên cứu dự kiến cắt giảm lực lượng lao động do đã tích hợp công nghệ, trong khi đó có 34% những người được hỏi có kế hoạch mở rộng sử dụng lực lượng lao động khi tích hợp công nghệ…

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cô học trò nhỏ đam mê robot

Trần Nguyễn Bảo Ngọc, học sinh lớp 5/1, Trường tiểu học Vĩnh Ninh cùng các đồng đội đã vượt qua các đối thủ khi tranh tài tại cuộc thi robot quốc tế - Global Robotics Games dành cho học sinh tiểu học tại Singapore.

Cô học trò nhỏ đam mê robot
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
WEF: Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050

Một phân tích mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cảnh báo, thiên tai gia tăng do khủng hoảng khí hậu có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế lên đến 12,5 tỷ USD và khiến 14,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để các bên liên quan trên toàn cầu thực hiện hành động mang tính quyết định và chiến lược nhằm chống lại những dự báo này, cùng với đó là giảm thiểu tác động sức khỏe gây nên bởi biến đổi khí hậu.

WEF Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050
Return to top