ClockThứ Tư, 08/08/2018 08:40

Đam mê

TTH - Năm nay mùa thu như tới sớm hơn. Từ giữa tháng bảy Dương lịch đã không còn những ngày nắng gay gắt, trời đổ mưa nhiều hơn mọi năm, có những chiều mưa tầm tã. Nắng thì ra sân vận động của thôn, mưa thì về xưởng gỗ bỏ hoang, dù thời tiết thế nào thì không khí tập luyện của đội lân cũng hăng say và đều đặn.

Mới 15 tuổi, thằng Nguyên theo đội lân của làng đã 3 năm, nhưng đến nay cũng chỉ dừng ở mức múa đuôi. Đoàn lân luôn có khoảng 20 thành viên, thu hút không chỉ thanh niên trong làng, mà thiếu niên, người trung niên, thậm chí một vài cô bé cũng từng đến xin được tham gia. Để hoàn thiện một bài lân cần ít nhất 4 người múa chính, nhưng không thể thiếu sự kết hợp của các bộ phận khác như trống, kèn, địa… thời gian cho mỗi bài lân mất từ 15 đến 30 phút, tùy theo đề tài mà bầu lân chọn. Song, dù là đề tài gì cũng phải mất rất nhiều công sức, liên tục nhún nhảy, thi thoảng phải thể hiện những đường nhào, lộn, leo trèo trên những cây sào cao chót vót... Để là người múa đầu không dễ, không chỉ có kinh nghiệm mà còn cần năng khiếu, nhuần nhuyễn nhiều đường quyền của các môn võ thuật khác nhau... Còn để duy trì sức khỏe cho đội suốt 3 đêm lang thang, đội lân cần ít nhất 5 người biết múa đầu, số người múa đuôi tương đương để thay thế nhau.

Mỗi năm ít nhất mất hơn một tháng miệt mài. Sau những buổi tập, ai cũng mồ hôi nhễ nhại, người đầy bụi đất, vất vả thế nhưng những năm nào thời tiết đẹp thì sau mùa Trung thu một thành viên như Nguyên cũng chỉ được chia hơn triệu đồng; còn những năm trời mưa dầm mưa dề đúng 3 ngày 13, 14, 15 tháng 8 Âm lịch thì đội lân trắng tay. Có lần, anh Khoa hàng xóm khuyên Nguyên: “Hay em đến các quán cà phê đang tuyển nhân viên làm vừa kiếm được nhiều tiền hơn lại đỡ vất vả”. Mẹ Nguyên lắc đầu: “Hắn đam mê quá. Nhiều bữa đi tập về người bầm tím hết, hỏi chi cũng không nói, dì cứ lo không biết có chấn thương bên trong không?”.

Không chỉ với anh Khoa, bất cứ ai đem chuyện múa lân ra phân tích, tính toán… Nguyên chỉ cười chứ không trả lời; nhưng việc tập luyện vẫn là hàng đầu với cu cậu. Nguyên đưa ra lý do: “Mỗi người một nhiệm vụ, thiếu một người là ảnh hưởng cả đoàn”. Chẳng riêng gì Nguyên, vất vả là vậy mà không hiểu sao mọi người trong đoàn ai cũng mong đến Trung thu để được múa lân. Có người giải thích, họ bị hút hồn bởi tiếng trống rộn rang khi mùa lân về, người muốn mạo hiểm tìm lộc, người muốn thể hiện tài năng, người muốn hiểu hết ý nghĩa của những bài lân… Nguyên thì trả lời không cần suy nghĩ: “Chỉ mong được là người múa đầu”.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cô học trò nhỏ đam mê robot

Trần Nguyễn Bảo Ngọc, học sinh lớp 5/1, Trường tiểu học Vĩnh Ninh cùng các đồng đội đã vượt qua các đối thủ khi tranh tài tại cuộc thi robot quốc tế - Global Robotics Games dành cho học sinh tiểu học tại Singapore.

Cô học trò nhỏ đam mê robot
Thỏa đam mê & phát triển toàn diện

Để tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh sau những giờ học tập căng thẳng, các trường học đã hình thành nhiều mô hình câu lạc bộ (CLB), từ CLB học thuật đến sở thích. Không chỉ thỏa niềm đam mê, rèn luyện các kỹ năng cơ bản, các CLB còn giúp học sinh hình thành năng lực, phẩm chất từ sớm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Thỏa đam mê  phát triển toàn diện
Đam mê vượt lên bệnh tật

Giữa tháng 12 vừa qua, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra giải đấu Vietnam Powerlifting Competition (VPC) 2023. Giải đấu có sự góp mặt của nhiều vận động viên trên toàn quốc, trong đó có đội tuyển Powerlifting đến từ Huế, do anh Nguyễn Thanh Vỹ (1997) dẫn dắt. Rời Sài Gòn, các bạn trẻ Cố đô mang theo vinh quang trở về khi cả 4 thành viên đều giành được huy chương. Trong đó, phải kể đến vận động viên (VĐV) Hoàng Trần Trọng An (1999) khi mà mới hơn 2 năm trước, VĐV này vẫn còn tuyệt vọng vì thoát vị đĩa đệm nặng, có nguy cơ liệt vĩnh viễn.

Đam mê vượt lên bệnh tật
Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên

Tại Lễ trao Giải thưởng “L’ORÉAL - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung gây ấn tượng với hình ảnh “rất Huế” khi thuyết trình với quan khách về đề tài nghiên cứu liên quan đến tiềm năng và ứng dụng những cây dược liệu đặc hữu ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hỗ trợ điều trị bệnh phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chị là một trong 3 nhà khoa học nữ được L’ORÉAL - UNESCO vinh danh năm 2023.

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên
Return to top