Đầu tư cho văn hóa di sản
TTH - Cùng với những nỗ lực “hồi sinh” di sản, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa để phát triển đô thị dựa trên nền tảng văn hóa di sản theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Sản phẩm du lịch lễ hội là một thế mạnh của Huế. Ảnh: Đức Quang
“Hồi sinh” di sản
Ngày đầu năm 2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai trương không gian Ngọ Môn sau khi được phục hồi toàn diện từ dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn giai đoạn 2. Dự án được đầu tư tổng kinh phí khoảng 44 tỷ đồng, thực hiện tu bổ các hạng mục: Sơn thếp toàn bộ cấu kiện gỗ lầu Ngũ Phụng (hai tầng nhà chính và Tả, Hữu Dực Lâu) bằng kỹ thuật sơn truyền thống; tu bổ hạ tầng xung quanh khu vực Ngọ Môn, như: sân, mặt cầu qua hồ Kim Thủy, cầu Trung Đạo, hệ thống lan can hồ Kim Thủy, hồ Thái Dịch, bia “Khuynh cái hạ mã”, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, nội thất...
Ngoài chức năng là cổng chính ra vào Hoàng Cung, Ngọ Môn còn là lễ đài trong nhiều sự kiện trọng đại của triều đình nên luôn được quan tâm trùng tu, sửa chữa. Sau ngày đất nước thống nhất, với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế, Ngọ Môn trải qua nhiều đợt trùng tu. Đặc biệt, năm 2012, dự án trùng tu tổng thể Ngọ Môn chính thức được triển khai với số vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. Đến thời điểm hiện tại, Ngọ Môn đã được phục hồi toàn diện, mang lại diện mạo khang trang cho Hoàng cung.
Điện Thái Hòa, công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn cũng sắp được bảo tồn, tu bổ tổng thể. Dự án có tổng kinh phí khoảng 150 tỷ đồng, trong đó Chính phủ bố trí nguồn vốn 100 tỷ đồng. Theo phương án phục hồi, tu bổ và tôn tạo điện Thái Hòa, sẽ hạ giải toàn bộ mái lợp, phục hồi mái hạ, mái thượng lợp bằng ngói ống hoàng lưu ly; hạ giải toàn phần hệ khung và các kết cấu gỗ để đánh giá chất lượng từng cấu kiện và đề xuất phương án tu bổ phục hồi chi tiết; phục hồi sơn son thếp vàng toàn bộ các cấu kiện gỗ; đồng thời, tôn tạo lại hệ thống sân đường, lan can.
Sau chiến tranh, Quần thể Di tích Cố đô Huế bị tàn phá nghiêm trọng nhưng dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế đạt kết quả to lớn. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, từ khi được công nhận là di sản thế giới đến nay, di tích Huế được phục hồi khá tốt. Hệ thống kiến trúc, di sản văn hóa phi vật thể tưởng như mai một đã được khôi phục lại, trở thành tài nguyên phát triển văn hóa, du lịch, xây dựng thành phố Festival.
Khoảng 130 công trình di tích lớn nhỏ được đầu tư trùng tu, bảo tồn, tiêu biểu là Ngọ Môn, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh… Hầu hết các di tích đều được bảo quản cấp thiết, bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa… đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn.
Di sản Huế được quan tâm trùng tu tạo không gian văn hóa thu hút du khách
Ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho rằng, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đã luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ. Di sản văn hóa không chỉ là phương tiện đưa Huế hội nhập sớm với thế giới mà đã thực sự trở thành nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội. Với vị thế đã được khẳng định, Quần thể Di tích Cố đô Huế cần được tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị, phục hồi, làm sống lại các không gian di sản, tạo sinh lực mới để góp phần đưa Huế trở lại vị trí đã từng có trong lịch sử; chuyển hóa quần thể thành hạt nhân, động lực chủ yếu trong chiến lược phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng trở thành đô thị di sản.
Sẽ đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Huế gần như không có các thiết chế văn hóa trọng điểm, trong khi một đô thị di sản, thành phố văn hóa đòi hỏi rất nhiều thiết chế văn hóa. Hệ thống nhà hát, thư viện, bảo tàng chưa tương xứng với vị thế của vùng đất. Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã thành lập cách đây 2 năm, nhưng vẫn chưa có trụ sở chính. Điều này khiến bảo tàng lỡ mất những cơ hội được đầu tư hợp tác khi làm việc với các đối tác trong nước và quốc tế. Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh xây dựng đã quá lâu, chưa đáp ứng những yêu cầu hiện đại của một trung tâm tổ chức sự kiện...
Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Để hiện thực hóa chủ trương này, phải có các thiết chế văn hóa để khai thác, phát huy giá trị. Vì thế, cấp thiết phải có chiến lược đầu tư xứng đáng để có hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ, hiện đại; đưa Huế trở thành nơi khai thác tốt các giá trị di sản, tiềm năng văn hóa, nơi tổ chức các sự kiện lớn về văn hóa, nghệ thuật.
TS. Phan Thanh Hải cho rằng: “10 năm tới là khoảng thời gian chúng ta phải đầu tư rất nhiều thiết chế văn hóa. Một trung tâm văn hóa, trung tâm hội nghị quốc tế tương xứng; nhà hát cũng phải thật đẹp; bảo tàng, thư viện cũng là những nơi hấp dẫn có thể thu hút khách tham quan. Những công trình này phải được đặt ở những vị trí đẹp nhất, có thể đầu tư từng bước nhưng quy mô đầu tư xây dựng phải hướng đến tầm nhìn lâu dài 50-100 năm, khi Huế sẽ là một trung tâm văn hóa lớn, không chỉ ở khu vực mà cả châu Á và thế giới”.
Bài, ảnh: Minh Hiền
- Thủ tướng: Người Việt tại Singapore là cầu nối hữu nghị giữa hai nước (09/02)
- Cấp cơ sở phải giải trình cho dân về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (09/02)
- Khi phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra...” được cụ thể hóa (09/02)
- Đổi mới phương thức lãnh đạo nhìn từ Đảng bộ Hương Thủy (09/02)
- Vào cuộc giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm (08/02)
- Khảo sát xây dựng Sở Chỉ huy diễn tập khu vực phòng thủ các huyện (08/02)
- Xúc tiến biên soạn, xuất bản tập sách Lịch sử Đảng bộ TP. Huế (08/02)
- TP. Huế: Tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm (08/02)
-
Cấp cơ sở phải giải trình cho dân về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Thủ tướng: Người Việt tại Singapore là cầu nối hữu nghị giữa hai nước
- Vào cuộc giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm
- Khảo sát xây dựng Sở Chỉ huy diễn tập khu vực phòng thủ các huyện
- Xúc tiến biên soạn, xuất bản tập sách Lịch sử Đảng bộ TP. Huế
- Xây dựng nền hành chính phục vụ
- Huy động lực lượng giúp người dân chữa cháy rừng
- Thủ tướng lên đường thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Brunei Darussalam
- Hương Bình cần phát huy hơn nữa lợi thế vùng gò đồi
- 30 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam và Qatar
-
Gặp nữ tân binh 9X xung phong lên đường nhập ngũ
- Hơn 1.450 thanh niên nô nức lên đường nhập ngũ Cập nhật
- Gần 500 đoàn viên, thanh niên tham gia Ngày hội Hiến máu tình nguyện
- Những chính sách mới về bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ tháng 2/2023
- Bí thư Thành ủy Huế tiếp Hiệp Hội Canada Vietnam Society
- Tiểu thương tuổi 60 vào Đảng
- Lễ bàn giao công tác của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
- Lời gửi gắm trước lúc lên đường
- Tạo đột phá để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
- Xử phạt 3 doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm hơn 560 triệu đồng
-
Cấp cơ sở phải giải trình cho dân về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
-
Bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì kê khai nguồn gốc không đúng
-
Công bố Lệnh của Quyền Chủ tịch nước về Luật Khám bệnh, chữa bệnh
-
Phòng ngừa tội phạm mua bán hóa đơn trái phép
-
Thuê xe ô tô Porsche đem cầm cố, chiếm đoạt 4 tỷ đồng