ClockThứ Tư, 28/02/2018 12:51

Đến con nít còn biết phàn nàn...

TTH - Mồng 6 bế mạc hội hoa xuân. Cây cảnh, đá cảnh... bắt đầu được thu hồi cho lên xe để trở về với chủ cũ. Riêng hoa thì vẫn yên vị tiếp tục phục vụ người dân và du khách đến vãn cảnh, chụp hình....

Hòa mình vào hội xuânNét riêng văn hóaĐến hoa cỏ cũng phải khác người...

Du xuân

Dẫu vẫn biết, tết rồi phải hết, nhịp sống phải trở lại bình thường với những công việc hàng ngày, nhưng sao vẫn không thoát được chút cảm giác tiêng tiếc, hẫng hụt khi thấy những công trình đẹp đẽ như thế, được đầu tư công sức chăm chút tạo dựng như thế trước tết, nay bỗng dưng... bị "dẹp bỏ". Tất nhiên, đó chỉ là tâm lý bình thường thôi, chứ biết có tiếc, có thương thì cũng không thể khác. Cây cảnh đi nhưng hoa thì vẫn còn đó, vẫn thắm tươi, rạng rỡ sắc màu làm đẹp thành phố. Vậy là quý lắm rồi...

Dẫn mấy đứa cháu lang thang một vòng, bắt gặp rất nhiều người vẫn tiếp tục du xuân. Họ hết người này chụp cho người kia, lại tất bật seo-phì góc này đến góc nọ. Ai cũng muốn lưu lại cho mình nhiều bức ảnh đẹp nhất, tươi nhất. Có điều để được việc cho mình, nhiều người cứ thản nhiên cố chen vào "nép" mình bên hoa, bất chấp giẫm đạp, làm rụng cánh, gãy cành... Chứng kiến, thằng cháu nhỏ mới chừng 10 tuổi bảo tôi: "Uổng, bác hỉ!". Đến con nít còn thấy tiếc, người lớn sao không thẹn?!! Tôi tự hỏi và rồi tự trả lời, có lẽ họ mang tâm lý "cuộc chơi đã tàn", hết tết rồi, giữ mần chi (!??) ...

Ừ, thì có thể có tâm lý như vậy, nhưng trước tết, lúc mà các anh chị công nhân của đơn vị cây xanh còn đang sắp dọn, trưng bày cho Hội Hoa xuân chuẩn bị khai mạc, các thảm hoa, các điểm trưng bày đều có dải giới hạn thì vẫn xảy ra tình trạng không ít người "vô tâm" xâm phạm? Buồn hơn nữa là tình trạng này không chỉ xảy ra ở có Huế mà gần như phổ biến, kể cả ở những đô thị lớn, nổi tiếng văn minh của quốc gia! Lý giải thế nào nếu không phải là do nền tảng ý thức quá kém! Cũng may mà thằng cháu nhà tôi biết phàn nàn, biết thương tiếc cho hoa. Nó làm cho tôi thoáng chút bình tâm và ấm lòng, hy vọng về một lối hành xử văn minh, đẹp đẽ hơn nơi công cộng ở thế hệ của cháu mình...

Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người thanh niên đưa “Chậu Huế đắp tay” vươn tầm cả nước

Với suy nghĩ “Cây quý phải đứng trong chậu đẹp”, Hoàng Công Toàn (SN 1992, trú thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền) - một thanh niên sau khi tốt nghiệp ngành mỹ thuật và nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực cây cảnh nghệ thuật đã quyết tâm lập nghiệp bằng dự án “Chậu Huế đắp tay thủ công”.

Người thanh niên đưa “Chậu Huế đắp tay” vươn tầm cả nước
Return to top