ClockThứ Năm, 17/11/2016 06:01

Doanh nhân nữ với quá trình hội nhập

TTH - Để có được thành công trong sự nghiệp, các chị - những nữ doanh nhân Thừa Thiên Huế luôn nỗ lực, học hỏi để trau dồi kiến thức và vươn lên.

Các nữ doanh nhân tiêu biểu của Thừa Thiên Huế

Biến hạn chế thành lợi thế

Trẻ tuổi, dám nghĩ dám làm và quyết tâm theo đuổi đam mê kinh doanh du lịch theo con đường riêng là cảm nhận chung của mọi người khi tiếp xúc với chị Hồ Thị Sương Lan, Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Phong Lan Việt (phường An Đông, TP. Huế).  

 Từ một hướng dẫn viên du lịch, chị quyết định thành lập công ty riêng (năm 2012) với số vốn ban đầu chỉ 40 triệu đồng, cộng với sự ủng hộ từ chồng và niềm tin “lĩnh vực du lịch phù hợp với doanh nghiệp mới khởi nghiệp”. Chị Lan kể: “Lúc đó, vì không có kiến thức về kinh doanh nên mình luôn “sợ” bản thân không làm được, công ty không phát triển”. Để vượt qua những “chướng ngại” này, chị không ngừng nỗ lực, tranh thủ học hỏi từ những người có kinh nghiệm, tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực điều hành dành cho CEO (giám đốc điều hành)... Đồng thời, với phương châm “còn trẻ phải cố gắng, thất bại thì làm lại”, sau hơn 4 năm, chị đã đưa “con thuyền” doanh nghiệp của mình phát triển khá thành công, tạo việc làm ổn định cho gần 30 lao động.

Nói về “bí quyết” kinh doanh, chị Lan cho rằng: “Từ những kỹ năng và kinh nghiệm của một hướng dẫn viên, chị “nhìn” thấy những hạn chế hiện nay của du lịch Huế, “hiểu” du khách, nhất là khách du lịch nước ngoài; xác định “bán sản phẩm giá rẻ không phải là con đường phát triển bền vững”. Do đó, chị luôn tìm kiếm những sản phẩm mới, lạ, độc đáo để giới thiệu cho du khách nhưng luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Thành công từ công ty kinh doanh du lịch, năm 2014, chị mở nhà hàng Phong Lan với lý do muốn thỏa mãn mong muốn được làm việc của bản thân”. “Mới đây, tôi đã nộp đơn đăng ký lữ hành quốc tế. Theo quy định, doanh nghiệp phải ký quỹ 250 triệu đồng mới được tham gia. Kinh phí này với những doanh nghiệp nhỏ là cần cân nhắc. Tuy nhiên, tôi xác định, để mở rộng và phát triển doanh nghiệp thì cần đầu tư mới đảm bảo tính hợp pháp và khẳng định thương hiệu trong bối cảnh hội nhập”, chị Lan chia sẻ.

Khởi nghiệp từ một cửa hàng nhỏ bán vật liệu xây dựng và sau này chuyển sang kinh doanh thiết bị vệ sinh ngành nước, sau 18 năm “đứng chân” trên địa bàn, chị Trương Thị Anh Đào, Giám đốc DNTN Anh Đào (phường Phước Vĩnh, TP. Huế) từng bước tạo được thương hiệu và uy tín doanh nghiệp, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

Chị Đào kể, dù có nhiều lợi thế như sự nhạy cảm, tinh tế, tính nhẫn nại, kiên trì... giúp phụ nữ có cách cư xử, ứng phó, giải quyết công việc linh hoạt và hiệu quả không kém gì nam giới, nhưng trên cương vị của một chủ doanh nghiệp, phụ nữ vẫn gặp không ít khó khăn. Để thành công, họ phải cố gắng gấp 2-3 lần so với nam giới; biết cách sắp xếp hài hòa công việc gia đình và kinh doanh; luôn tìm tòi, học hỏi, bổ sung kiến thức, nhất là phải xây dựng được đội ngũ nhân sự tâm huyết, gắn bó với doanh nghiệp. Chị luôn tự hào vì trong tổng số 20 nhân viên của công ty, có nhiều người đã “sát cánh” bên chị 15-16 năm qua.

Chinh phục thương trường bằng trái tim

Cho rằng mình chỉ là “người dạo chơi” trên thương trường vì đam mê và cái “duyên” đưa tới chứ không phải là doanh nhân, nhưng nhìn vào những thành quả mà họa sĩ Nguyễn Thị Huệ, Hội Phó Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tạo dựng được, hẳn những doanh nhân “chính hiệu” cũng phải trầm trồ. Với “vốn liếng” 17 năm kinh doanh trong lĩnh vực phòng tranh, Art Gallery GAKKA của chị cùng chồng – họa sĩ Hoàng Thanh Phong vừa giúp chị thỏa mãn đam mê sáng tạo nghệ thuật, vừa mang lại thu nhập đáng kể.

Trong giới nghệ thuật, Nguyễn Thị Huệ được ca tụng là “họa sĩ vẽ tranh lụa xuất sắc của Huế” với kha khá các giải thưởng lớn nhỏ. Ngoài đam mê tranh, chị còn yêu thích các món ăn chay. Năm 2010, chị mở nhà hàng chay Thiền Tâm, tạo việc làm cho nhiều lao động. Để có thực đơn hơn 100 món chay, chị tìm tòi, chắt lọc tinh túy trong ẩm thực chay Huế. “tầm sư học đạo” ở các chùa Huế. Chị còn đi rất nhiều nơi, sưu tầm những món ăn độc đáo của các địa phương rồi về tự mình hướng dẫn trong 2 năm đầu để đảm bảo sự hài lòng của thực khách.

Chia sẻ về thành quả kinh doanh, chị Huệ cho rằng: “Bằng cái “tâm”, mình luôn cố gắng làm sao để thực khách hài lòng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân viên sáng tạo. Nhờ đó, chị cùng đội ngũ nhân viên nhiều lần được mời tham dự, trình diễn các món chay tại các sự kiện trong và ngoài địa phương. Một số đầu bếp người Việt ở nước ngoài cũng tìm về học hỏi.

Tại Thừa Thiên Huế, theo thống kê, trong tổng số trên 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động, có gần 1.000 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. bà Đặng Thị Thùy Dương, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh, Chủ nhiệm CLB Doanh nhân nữ Thừa Thiên Huế cho biết: “Cùng với đội ngũ doanh nhân trong toàn tỉnh, các doanh nhân nữ Thừa Thiên Huế đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế, tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội, góp phần xây dựng hình tượng người phụ nữ mới trong thời kỳ hội nhập. Trong đó, có không ít chủ doanh nghiệp nữ đã tạo được dấu ấn riêng trong kinh doanh, như chị Nguyễn Thị Tú Bình- Giám đốc Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Huế; chị Hoàng Thị Thảo- DNTN Vàng bạc Thuận Thành Duy Mong; chị Phan Thị Minh Tâm- Tổng giám đốc Công ty Dược TW Medipharco – Tenamyd Huế; chị Phạm Thị Hằng- DNTN Vĩnh Phú...

LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Return to top