ClockThứ Tư, 08/11/2017 16:54

Ấm lòng ngày mưa lụt

TTH.VN - Vất vả khi phải di dời để chạy lũ, nhưng những người dân xã Phú Mậu (huyện Phú Vang) ấm lòng bởi sự giúp đỡ, sẻ chia của bà con lối xóm, chính quyền địa phương.

Tình hình mưa bão diễn biến phức tạp, nước có khả năng lên trở lạiChủ động ứng phó với mưa lớn kéo dàiChung sức dọn lụtNhiều nơi còn ngập, người dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Ngày 8/11, khi nước vừa rút, gia đình bà Trần Thị Cúc (thôn Lại Ân) - một trong những hộ ở gần bờ sông nhanh chóng về lại nhà để dọn dẹp, ổn định cuộc sống. “Trước lúc chạy lũ, gia đình tui đã được đội“ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn” của thôn đến chung tay giúp kê gọn, xếp chồng bàn ghế. Mấy lồng gà cũng được kê lên cao sắp xếp thật vững. Vật dụng có giá trị được các anh chuyển giúp sang nhà hàng xóm. Bây giờ chỉ dội nước quét bùn. Tui mới tháo lồng, thả bầy gà ra. Phòng ngừa chu đáo nên không thiệt hại gì về mặt tài sản, bà Cúc nở nụ cười thật tươi khi kể về mấy ngày “di cư” chạy lụt vừa qua.

Vất vả nhưng ấm lòng lắm, vì hàng xóm hay bất kỳ ai cũng sẵn lòng giúp chén cơm nóng, chỗ ngủ ấm. Và còn những lời động viên. “Đã vậy, mưa mô gió nấy mà trưởng thôn cùng mấy cán bộ địa phương vẫn đem mỳ ăn liền đến. Thiệt đúng, một miếng khi đói...”, bà nói với giọng hạnh phúc.

Bà Cúc chăm sóc vườn tược sau lụt

Bà Đặng Thị Huệ (82 tuổi) đầu tóc bạc phơ, móm mém: “Nhà mệ gần bến sông nên cán bộ thôn, xã thúc giục di dời sớm, tránh nguy hiểm. Mệ đến nhà con gái ở. Mấy anh, chị đội mưa đội gió, đi ghe lên thấu nhà con gái mệ để trao thùng mỳ. Lụt lội khan hiếm, không đi mô làm chi được nên một gói mỳ cũng quý lắm. Cảm động lắm. Bà Hồ Thị Hoài Phương, người phải di dời đến nơi ở khác trong trận lũ lụt, cũng bày tỏ cảm xúc xúc động vì được mọi người quan tâm.

Ông Kỳ Hữu Hưng, trưởng thôn Lại Ân bảo, đó là “phần” mỳ gói huyện đưa về xã để tiếp tế cho bà con trong lúc di dời. Vậy nên, những người như ông phải kịp thời trao tận tay cho bà con. Đây cũng là cử chỉ thể hiện sự quan tâm lúc hoạn nạn.

Theo ông Phùng Hiếu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu, nhiều năm qua, mỗi thôn trong toàn xã đều thành lập đội “phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn”. Gồm cán bộ cốt cán các ban ngành (công an, thanh niên, phụ nữ...) và là những thanh niên khỏe mạnh, đội là “mũi nhọn” trong việc giúp đỡ bà con khi gặp hoạn nạn. Đặc biệt, trước, trong và sau những trận lũ lụt như thế này, gia đình nào ở vị trí xung yếu, sát bờ sông phải “chạy” gấp, hoặc neo người, các thành viên của độ sẽ sẵn sàng có mặt giúp đỡ, hỗ trợ bất cứ lúc nào. “Để bà con yên tâm, tin tưởng thì không chỉ nói suông, mà phải bằng hành động, dù rất nhỏ”- ông Cơ nói.

Bài, ảnh: Quỳnh Trang

  

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Hương Trà mất điện toàn diện

Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN TX. Hương Trà, tính đến đầu giờ chiều 27/10, mực nước sông Bồ tại Phú Ốc là 1,4m, dưới báo động 1 là 0,1m và hiện mực nước đang lên. Một số địa phương, như: Hương Toàn, Hương Xuân, Tứ Hạ… đã xuất hiện một vài điểm ngập úng cục bộ, nơi sâu nhất khoảng 0,5m.

Hương Trà mất điện toàn diện
Ổi tháng Mười

Thu đến, những chùm ổi nhà nho nhỏ, xinh xắn được tôi chú ý trước nhất. Chưa thấy quả đâu nhưng chỉ cần nghe mùi thơm thanh thanh quyện vào trong gió là biết ngay trong tán lá xanh um tùm kia, thể nào cũng có chùm ổi vàng ươm, ngọt ngào đang tỏa hương.

Ổi tháng Mười

TIN MỚI

Return to top