ClockThứ Bảy, 10/04/2021 22:08

Bức thư của những đứa nhỏ hàng xóm

Không ngại giúp ngườiChiếc áo cũGắn kết tình thân

- Chị ơi, mấy đứa nhỏ đã viết thư cho Bin rồi nè.

Chị run run đón lấy bức thư được viết cẩn thận trên trang giấy học trò của những đứa trẻ hàng xóm - là bạn của con trai chị.

“Huế, ngày 4 tháng 4 năm 2021. Bin thân mến! Sau khi biết anh rời xa thành phố Huế, bọn em đã rất sốc và rất buồn. Vì thế, bọn em viết lá thư này để san sẻ với anh, để anh vơi đi bớt nỗi buồn ấy.

Anh ở bên ấy có khỏe không, có được ăn uống đầy đủ không? Môi trường bên ấy có tốt hơn không? Anh đã quen môi trường mới chưa? Ở đây ba mẹ anh và bọn em vẫn ổn, vẫn khỏe, anh không lo. Từ khi anh đi, bọn em như mất đi một CR7, một vận động viên bơi lội, một người anh.

Bọn em nhớ nhất là kỷ niệm đi lội lụt. Khi ấy chúng ta vẫn còn vui vẻ, ân cần bên nhau. Nhưng chuyện gì đến cũng đã đến. Mặc dù trong thời gian đến sẽ thiếu anh nhưng bọn em tin rằng, khi anh trở về, anh sẽ trở thành một con người trưởng thành, chín chắn, chững chạc hơn lúc trước.

Anh đừng buồn nhé! Hai năm nhanh lắm. Em nghĩ  rằng, thoắt một cái, chúng ta sẽ gặp lại nhau sớm thôi và khi đó ai ai trong chúng ta cũng sẽ tốt hơn…”.

Chị lặng lẽ đọc bức thư, mắt mọng nước, rồi cẩn thận gấp lại trước đi đến bưu điện gửi cho con trai đang học nội trú ở một nơi rất xa.

Khi chúng tôi đến ở nơi mới, những đứa trẻ hãy còn rất bé. Trong những gia đình hiếm hoi, chúng đều là những đứa trẻ con một nên bạn cùng xóm gắn bó như anh em. Cùng đá bóng, cùng học bơi, rồi lớn hơn chút thì rủ nhau lội lụt khi thành phố ngập mưa.

Những đứa trẻ cứ thế, lớn lên thật nhanh. Nhanh hơn cả những cây bàng non mới trồng ở khu quy hoạch. Rồi tuổi dậy thì, tính cách, môi trường cũng dần dẫn những đứa trẻ đến những ngả rẽ. 

Và cậu bé ấy, đã tự mình rẽ vào con đường cong. Nổi loạn, ương bướng, phá phách... Sự thay đổi bất thường không thể ngờ ở tuổi dậy thì mà có lẽ, cả cha  mẹ cậu và bản thân cậu cũng không thể lý giải.

Ngày cậu được ba mẹ âm thầm đưa đến một trường học nội trú rất xa, được quản thúc, để tách khỏi môi trường cũ và những người bạn xấu cùng lớp, khu phố như trống vắng.

Những đứa trẻ, có lẽ đã buồn nhiều hơn. Biến cố của người bạn hàng xóm như làm chúng già đi, tự nhận ra một bài học nào đó cho chính mình về sự trưởng thành. Tôi đã đọc được điều đó, trong bức thư của những đứa nhỏ cùng xóm, với những cái tên ở nhà thân thương Tý, Rốt, Way...

Rồi những đứa trẻ sẽ lớn lên, trưởng thành, lấy vợ, sinh con, già đi… theo cách riêng của mình. Nhưng trong hành trang đời người của những cậu bé, sẽ mãi mãi đọng lại ký ức khó quên về bức thư đặc biệt hôm nay.

KIM OANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top