ClockThứ Năm, 16/02/2023 14:20

Chị tôi

Miếng trầu của mẹ tôi…Nơi chốn bình yênHòa vào lòng đất mẹ

Chị tôi 63 tuổi, tốt nghiệp Khoa Văn, Trường đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường đại học Khoa học Huế). Tâm hồn thi vị và cuộc sống nhẹ nhàng. Chị bị ung thư vú. Khi xét nghiệm, biết kết quả, gia đình tôi ai cũng buồn, nhưng chị không tỏ ra buồn bã, còn động viên chúng tôi. Chị bảo: Bị mắc phải bất cứ bệnh gì cũng nên lạc quan, vui vẻ mới điều trị đạt kết quả. Nhất là bệnh ung thư, càng buồn, chán nản thì tế bào ác càng lấn át. May mà phát hiện sớm, điều trị tốt, sẽ kéo dài sự sống. Chị uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ đều đặn, uống thêm các loại dinh dưỡng chức năng, có uy tín nên chỉ số ung thư trong máu ngày càng giảm. Chị sống vui vẻ, nhân hậu, biết cách động viên chồng con nên gia đình luôn trong không khí nhẹ nhàng, hạnh phúc. Các thành viên trong gia đình kính trọng, yêu thương chị và không coi chị là bệnh nhân.

Con tôi bị bệnh nặng. Chị không chỉ giúp tôi về vật chất để giúp cháu phục hồi, mà còn từ Đông Hà (Quảng Trị) vào thăm và tình nguyện ở lại chăm sóc cháu 2 tháng. Tôi sợ chị mệt, hơn nữa, con trai út của chị đang học lớp 12, chuẩn bị thi đại học, năm quyết định tương lai, cuộc đời của cháu, nên không đồng ý, nhưng chị quyết ở lại nên đành chịu.

Tôi biết, chị luôn yêu thương tôi, nhưng khi chị tận tình chăm sóc hai mẹ con, tôi mới hiểu hết tình cảm chị dành cho hai mẹ con tôi. Chị biết tôi vất vả chăm con ở bệnh viện. Suốt cả hai tháng, tôi không có một giấc ngủ trọn vẹn, nên khi ra viện, chị  không cho tôi làm bất cứ việc gì trong nhà. Mỗi khi kỹ thuật viên tập phục hồi chức năng cho con trai tôi, chị học theo và tranh thủ tập theo cho cháu. 

Tuần đầu, vì quá mệt mỏi nên tôi ăn rồi chỉ ngủ bù. Con tôi bị di chứng nặng, mọi hoạt động chỉ diễn ra trên giường ngủ. Mới 6 giờ sáng, chị đã cho cháu uống thuốc (uống trước một giờ ăn sáng). Sau đó cho cháu ăn sáng, rồi làm việc nhà, nội trợ. Suốt cả hai tháng, chị giúp tôi, dù mệt mỏi nhưng không bao giờ có biểu hiện khiến tôi càng áy náy. Tôi buồn thương con trai nên tâm lý thay đổi, thỉnh thoảng cáu gắt, nhưng chị lúc nào cũng dịu dàng khuyên bảo. Chị đã trở thành người mẹ của tôi từ lúc nào không hay.

Không phải từ bây giờ. Ngay từ ngày nhỏ, chị đã rất yêu thương, chăm sóc tôi. Chị hơn tôi hai tuổi, nên đi học, từ lúc lớp một cho đến lúc học đại học, 2 chị em tôi đều học chung một trường. Do trường học gần nhà, chúng tôi thường đi bộ cùng nhau. Về nhà, học chung một bàn học. Vừa là chị em, chúng tôi vừa là bạn bè thân thiết. Bạn thân của chị, cũng là bạn thân của tôi.

Tôi có hai anh trai, hai chị gái. Nhưng chị đầu của tôi trưởng thành và đi làm xa nhà sớm, nên mọi việc trong nhà đều do mẹ và chị đảm nhận. Chị không để tôi làm bất cứ việc gì trong nhà. Những vui buồn trong cuộc sống, hai chị em đều chia sẻ cho nhau. Những khi tôi bị ốm, chị chăm sóc chu đáo. Khi mẹ tôi mất, cũng là lúc chị đầu tôi lập gia đình. Khi ấy tôi đã 23 tuổi, chị thay mẹ chăm sóc tôi từ tinh thần cả vật chất. Không chỉ thương quý tôi, chị còn dạy dỗ hai đứa con của mình sống yêu thương tất cả những người là bà con, thân ruột của mình; trong đó, có hai mẹ con tôi.

Khi chị lấy chồng xa, tôi buồn và khóc hết nước mắt nhưng tôi không hề có biểu hiện với chị. Cho đến giờ, hễ khi chị không bằng lòng về tôi, tôi lại vùng vằng, nói át đi, chị lại nhường nhịn. Tôi không nói ra lời yêu thương của mình với chị nhưng trong lòng tôi lúc nào cũng biết ơn chị, luôn cầu mong chị khỏe mạnh, vui và sống lâu. Hai mẹ con tôi mãi yêu quý chị.

Giờ, con trai tôi đã đỡ lên nhiều. Cháu đã cứng cáp hơn, chị tạm biệt hai mẹ con tôi để về lại tổ ấm của mình. Tiễn chị đi, tôi lại khóc!

Đinh Hoàng Xuân Hồng

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm

Trên những cánh đồng lộng gió mùa hè, một số nơi nông dân tranh thủ gặt lúa, gom lúa, trực canh lúa. Không khí mùa màng khi đêm về náo nức, rộn ràng không kém ban ngày.

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Return to top