ClockThứ Ba, 05/09/2023 07:02

Gỡ khó cho người khuyết tật Quảng Điền

TTH - Tại huyện Quảng Điền, nhiều người khuyết tật (NKT) có nhu cầu được hỗ trợ học nghề, vay vốn để làm ăn. Tuy nhiên, khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và nhiều trở lực khác đã làm cho NKT gặp khó khi phát triển sinh kế.

Cô bé “hạt tiêu” và tấm lòng với người khuyết tậtThêm động lực và niềm tin

Nhiều người khuyết tật huyện Quảng Điền có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh 

Sinh ra là một cô gái lành lặn, nhưng chị Đặng Thị Hằng (sinh năm 1989) ở xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) lại không may gặp tai nạn. Dù đã điều trị và chạy chữa nhiều nơi, nhưng di chứng từ tai nạn vẫn khiến chị trở thành NKT với một bên chân yếu hẳn, một tay thì co quắp, khó cử động.

Chị Hằng nhớ lại: “Nhìn bạn bè đồng trang lứa nỗ lực mỗi ngày để thực hiện ước mơ, lúc đó tôi thấy tủi thân vô cùng. Nhưng khi nhìn nhận lại, bên cạnh tôi lúc nào ba mẹ và các anh chị em cũng động viên, lo lắng, tình yêu thương ấy thật sự không thể đo đếm được. Tôi không muốn ba mẹ đã lớn tuổi rồi vẫn phải âu lo về mình”.

Cùng với đó, niềm vui lớn lao khác đã đến với chị. Đó là chị đã mang thai và trở thành mẹ đơn thân. Nguồn động lực ấy vực dậy tinh thần, thúc đẩy thêm quyết tâm phải ổn định sinh kế. Được gia đình (dù hoàn cảnh rất khó khăn) hỗ trợ mặt bằng, chị quyết định mở tiệm tạp hóa, chắt chiu thu nhập để có thể nuôi con.

Chị chia sẻ: “Dù đã có thu nhập nhưng tôi vẫn cháy bỏng một mơ ước lớn hơn. Đặc thù sức khỏe của tôi không thể đảm đương những công việc nặng. Vì thế tôi rất muốn mở rộng quy mô quầy tạp hóa, nhập thêm sản phẩm để thu nhập ổn định hơn cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Mong muốn là thế, nhưng việc tiếp cận vốn vay đối với chị Hằng là không hề dễ dàng. Ông Hồ Xê, Chủ tịch Hội NKT huyện Quảng Điền cho biết: “Toàn huyện Quảng Điền hiện có trên 2.600 NKT. Trong đó, nhiều NKT vẫn còn khả năng và đam mê lao động, có nhu cầu được hỗ trợ học nghề, vay vốn để phát triển sinh kế. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi dành riêng cho NKT khá khó khăn đã khiến chị Hằng cũng như nhiều lao động khuyết tật khác gặp khó”.

NKT gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay tại mỗi địa phương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ông Hồ Xê phân tích: “Dù có 11 đơn vị hành chính xã, thị trấn nhưng trên địa bàn huyện hiện chỉ có duy nhất thị trấn Sịa thành lập Hội cơ sở. Khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực và phụ cấp dẫn đến tình trạng các xã khác chưa thành lập Hội NKT, vì vậy muốn giải quyết, trao đổi trực tiếp liên quan đến vấn đề xét duyệt vay vốn cho NKT cũng không thuận lợi”.

Ngoài ra, đa số hội viên NKT chưa là hội viên của các hội đoàn thể (như Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân). Và thực tế, một số hội, đoàn thể phụ trách tổ vay vốn vẫn còn tâm lý e ngại NKT vay không có khả năng trả gốc khi đáo hạn.

Đại diện Hội NKT huyện Quảng Điền nhìn nhận: “Không chỉ khó khăn về vốn vay, những hạn chế về sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp của NKT cũng dẫn tới tình trạng khó cạnh tranh hơn. Họ phải nỗ lực gấp 2, gấp 3 lần so với người lành lặn để khả năng hay sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm của NKT. Vì vậy, cần có những giải pháp để tạo việc làm, có thu nhập bền vững hơn cho NKT”.

Để giải “cơn khát” vốn vay cho NKT, Hội NKT huyện Quảng Điền đã vận động nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Thế nhưng, nguồn vốn vay ưu đãi cũng rất hạn chế. Hội đã cho 5 hộ gia đình hội viên vay quay vòng để phát triển trồng trọt, chăn nuôi với tổng số tiền là 20 triệu đồng. CLB Phụ nữ Khuyết tật huyện cũng đã hỗ trợ cho ba chị em phụ nữ vay vốn để buôn bán nhỏ lẻ với tổng số tiền là 5 triệu đồng.

Dù nguồn vốn nhỏ, như “muối bỏ bể”, song bước đầu nhiều NKT cũng đã có thêm động lực để mua thêm con giống, sắm thêm hàng hóa, từ đó có thêm động lực chăn nuôi, buôn bán nhỏ. Về lâu dài, để giải quyết được vấn đề này, ông Xê cho rằng cần có sự chung tay của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, Ngân hàng CSXH để NKT được tiếp cận nguồn vốn vay thuận lợi hơn. Có như thế, nhiều NKT tại huyện Quảng Điền mới có thêm cơ hội để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, hòa nhập với xã hội.

Bài, ảnh: Mai Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Gỡ khó trong phát triển đảng viên

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các cấp ủy, tổ chức đảng (TCĐ) trong toàn Đảng bộ huyện Quảng Điền đã triển khai nhiều giải pháp căn cơ, đồng bộ và hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phát triển đảng viên (ĐV).

Gỡ khó trong phát triển đảng viên
Gỡ khó trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719

Tuy đã được một số kết quả tích cực sau 3 năm thực hiện nhưng Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) (Chương trình MTQG 1719) vẫn còn gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần được tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.

Gỡ khó trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719
Gỡ khó để phát triển tổ chức đảng trong các hợp tác xã

Tại buổi tọa đàm: Phát huy vai trò tổ chức đảng, đảng viên (TCĐ, ĐV) trong các hợp tác xã (HTX) để nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) mới đây do Ban Chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh chủ trì đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề ra các giải pháp để khắc phục với mục tiêu “TCĐ trong HTX là “hạt nhân” chính trị, xây dựng, lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh (SXKD)”.

Gỡ khó để phát triển tổ chức đảng trong các hợp tác xã
Return to top