ClockThứ Năm, 29/06/2017 14:06

Hiểm nguy khi trẻ lao động sớm

TTH - TP. Huế hiện có gần 340 trẻ em đang lao động kiếm sống; trong đó, có đến 78% em hàng ngày phải lao động trên đường phố...

Dạy nghề miễn phí cho trẻ lao động ở đường phố

Kiếm tiền ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”

Tầm 5 giờ chiều, ở các quán ăn trên các đường Tố Hữu, Trịnh Công Sơn, Triệu Quang Phục, Hai Bà Trưng (TP. Huế)… thường xuyên xuất hiện cảnh một nhóm trẻ tranh giành khách mua đậu (lạc). Có em độ chừng 12-13 tuổi đang oằn mình vì rổ đậu nhưng vẫn “chuyên nghiệp” nài nỉ khách. Em Trần Ngọc T., ở phường Phú Cát (TP. Huế), kể: “Ba mẹ em không có việc làm ổn định nên nhà có hai anh em đều phải đi làm từ sớm. Một ngày 2 anh em đi bộ cả chục cây số để bán vé số, bán đậu”.

TP. Huế hiện có gần 340 trẻ em đang lao động kiếm sống; trong đó, có đến 78% em hàng ngày phải lao động trên đường phố, số còn lại chủ yếu chỉ làm vào mùa hè. Các em mưu sinh khá nhiều nghề, từ bán vé số, bánh tráng, kẹo cao su đến đánh giày hay đôi khi “tranh thủ” xin tiền khách ở các quán ăn. Có nhiều em mới hơn 3 tuổi đã trở thành “công cụ kiếm sống” của cha mẹ. Các em thường bắt đầu công việc vào đầu chiều và kết thúc từ 2 đến 3 giờ sáng hôm sau. Có đến 32% trẻ lao động đường phố phải làm việc trên 8 giờ/ngày nhưng mức thu nhập thường không cao, từ 700.000 đồng đến 2,5 triệu đồng/em/tháng.

Theo khảo sát của Trung tâm Phát triển cộng đồng và công tác xã hội - Codes, trẻ lao động đường phố ở Huế thường bị bạo lực từ nhiều thành phần trong xã hội. Nhiều em bị bạo lực về thể chất lẫn tinh thần. Trên 60% trẻ em bị khách hàng, thanh niên lêu lổng và cả chủ quán nơi các em đến bán đánh đập. Có em bị trấn lột, làm hỏng phương tiện kiếm sống. Các em từng bị xâm hại và quấy rối tình dục... Em N.T.A. ở phường Hương Sơ (TP. Huế) ấm ức: “Em học đến lớp 5 thì nghỉ. Nhà có 5 anh chị em, thì có đến 4 người bán đậu phụng rang. Nhiều lúc em rất sợ khi không kịp giấu tiền sẽ bị trấn lột, đe dọa. Em ngại đến nơi đông người buôn bán, nhưng tiền thuốc thang của mẹ đều phụ thuộc vào thu nhập của mấy chị em nên đành phải cố”.

Hơn 90 em không còn lao động trên đường phố

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến trẻ lao động sớm do cha mẹ không có việc làm ổn định, bệnh tật, đông con, không có vốn làm ăn… nên trẻ em trở thành nguồn lao động chính cho gia đình. 

Dự án “Vì một tương lai sáng hơn của trẻ em lao động đường phố” do tổ chức Plan International tài trợ, giúp nhiều em được vui chơi với tuổi thơ. Tất cả lao động sớm trên đường phố đều được lập hồ sơ để theo dõi, giúp đỡ. Dự án không hỗ trợ trợ ồ ạt, tùy theo nhu cầu thực tế của gia đình và phát huy tính tự chủ thoát nghèo của họ. Những trẻ đến tuổi học nghề được tư vấn, định hướng học nghề. Có em học nghề may, rồi đi làm công nhân ở các xưởng may ở các khu công nghiệp.

Các em tự tin bước vào đời khi có nghề nghiệp ổn định, không còn lang thang khắp nẻo đường với tương lai mù mịt. Vui hơn cả, nhiều gia đình được mượn hàng chục triệu đồng mở quán cà phê, đặt xe nước mía, quán ăn… ngay trước hiên nhà mình. Những đứa con có thể phụ giúp bố mẹ sau giờ học mà không còn nơm nớp lo khi phải ra đường kiếm sống. Em Nguyễn Văn Phê, ở phường Phú Cát (TP. Huế), chia sẻ: “Từ ngày mẹ mở quán bán bánh canh, gia đình em bớt vất vả. Bữa cơm hàng ngày có thịt, có cá, đứa em út không phải theo các anh đi bán nữa. Bọn em ngủ nhiều hơn, có thời gian vui chơi khi hè về. Mẹ không la mắng chúng em khi không bán hết hàng như trước nữa”.

Cứ chủ nhật hàng tuần, nhiều em lao động sớm được tập huấn kỹ năng từ chối và chống xâm hại. Chính các em phải tự xử lý các tình huống khi bị kẻ xấu trấn lột, bạo hành về tinh thần và thể xác. Đường dây nóng và các điểm hỗ trợ gần nhất đã được thiết lập ở khắp nơi, các em có thể gọi bất cứ lúc nào khi bị đe dọa. Những người quản lý ở các cơ sở dịch vụ, nơi trẻ em thường đến bán đã tạo điều kiện cho trẻ em bán hàng. Chính họ là địa chỉ giúp đỡ trực tiếp cho trẻ em. Ngoài ra, các cơ quan ở địa phương sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ hiệu quả hơn cho lao động đường phố.

Anh Trương Minh Đến, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển cộng đồng và công tác xã hội - Codes, cho hay: “Dự kéo dài trong vòng 4 năm (2014-2017) với trên 2,3 tỷ đồng, giúp trẻ lao động đường phố bớt nhọc nhằn trong mưu sinh. Dự án đã hỗ trợ 90 hộ gia đình có trẻ em lao động đường phố mượn vốn để triển khai kế hoạch làm ăn, Qua đó, nhiều gia đình cải thiện sinh kế, tăng thu nhập thêm khoảng 3 triệu đồng/tháng. Thế nên, có hơn 90 em không còn phải lao động đường phố như trước đây. Đối với trẻ đang còn đi học và có nguy cơ lao động sớm, dự án đã thúc đẩy phong trào học tập trong cộng đồng và hỗ trợ học bổng để các em duy trì việc đến trường”.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y tế Kenya (Kemri) và các đối tác thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Vương quốc Anh) đã lần đầu tiên phát hiện một loài muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét.

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
Return to top