ClockThứ Tư, 24/07/2013 05:29

Niềm vui của một thương binh

TTH - Tá túc trong một ngôi biệt thự cũ đã hoang phế, đổ nát ở số 66, đường Nguyễn Sinh Cung, Huế, người thương binh già 73 tuổi, mù một mắt, tay chân đầy vết thương do trải qua hai lần bị thương trong chiến đấu. Ông run rẩy, lục tìm đưa cho chúng tôi xem thẻ thương binh và nói trong tuyệt vọng: "Từ ngày giải phóng miền Nam đến nay đã 37 năm rồi chú ơi, tôi chưa hề được nhận một đồng nào về chế độ thương binh cũng như sự đãi ngộ". Và rồi một ngày đầu tháng bảy, tôi được tin vui từ ông...

37 năm chưa được hưởng chế độ

Sáng 9/10/2012, tôi cùng mấy người bạn rủ nhau về Vỹ Dạ uống cà phê. Ngồi trong quán, nhìn thấy bên kia đường có một ngôi biệt thự cổ đang trong cảnh hoang phế đổ nát, thoáng bóng người. Mấy anh em rủ nhau qua xem. Bám vào một mảng tường lở lói cũng là một “túp lều cổ” chủ nhân là một cặp vợ chồng già đã qua tuổi “cổ lai hy”. Nhìn dáng ông cụ trông có vẻ trận mạc, dáng đi liêu xiêu, cánh tay như bất động; trên gương mặt cương nghị nhưng khắc khổ, đôi mắt một con đã mất. Thấy hoàn cảnh quá chúng tôi mới tiếp cận hỏi chuyện về gia đình ông. Đâu ngờ ông là một thương binh thời đánh Mỹ!

Túp lều năm xưa giờ đã được thay thế, cải tạo

Ông tên là Hồ Dược, sinh tháng 10/1941, quê ở xã Vinh Phú, Phú Vang. Năm 1965, ông lên đường nhập ngũ tham gia đội quân cách mạng trong đội hình C106, K10, QK4 (Bộ đội địa phương Thừa Thiên Huế). Ngày 19/8/1966, trong một trận đánh mở thông tuyến hậu cứ Phong Điền - Quảng Điền ông bị thương và được đưa ra miền Bắc điều trị. Ngày 4/6/1968, ông được Bộ Nội vụ cấp thẻ thương binh với thương tật hạng 1 vĩnh viễn. Theo đó, ông được hưởng chế độ trợ cấp thương binh kể từ ngày 26/3/1967.
 
Năm 1971, ông làm đơn xin được trở lại miền Nam chiến đấu giải phóng quê hương và đã được toại nguyện. Ngày 9/4/1974, trên đường về vùng địch hậu tại huyện Phú Lộc, ông đã vướng phải mìn của địch phục kích và bị thương nặng toàn thân, mắt trái chỉ còn lại hố mắt. Ông được đưa lại ra Bắc điều trị. Tháng 3/1975, ông trở về Huế và làm Xã đội trưởng xã Phú Lưu (nay là phường Vỹ Dạ - Huế). Tháng 5/1975, ông đã được Hội đồng giám định thương tật Quân y viện 68 giám định thương tật 31%, loại 2 vĩnh viễn.
 
Năm 1981, ông chuyển về công tác tại Công ty Vật tư Huế cho đến ngày nghỉ hưu.
 
Khi hỏi vì sao có cơ sự này, ông Hồ Dược trình bày: “Khi vào lại chiến trường ông mang theo thẻ thương binh và sổ trợ cấp thương binh. Lúc bị thương lần 2, ông được đơn vị trả lại thẻ thương binh, còn sổ nhận trợ cấp bị thất lạc. Sau ngày giải phóng, ông đến làm thủ tục tại ngành Lao động thương binh xã hội của thành phố Huế và tỉnh, nhưng do mất sổ nhận trợ cấp và hồ sơ gốc lại nằm ngoài Bộ Nội vụ chưa chuyển vào nên ông không được hưởng chế độ thương binh”. Do hoàn cảnh sức khỏe, kinh tế, phải đi lại nhiều lần quá phiền hà nên ông đâm ra chán nản. Vả lại, do không đồng ý với bản giám định của Quân y viện 68 (Quân khu Trị Thiên) “sổ cũ tạm thời xếp loại một, nay cho loại 2 vĩnh viễn” (theo thương tật 8 hạng). Từ đó đến nay, việc xếp lại hạng thương tật và cấp thẻ thương binh mới cho ông Hồ Dược vẫn chưa thành và đó là lý do 37 năm nay một thương binh nặng như ông chưa được hưởng chế độ thương binh.
Nụ cười sau 38 năm cất giữ
 
Tôi trở lại ngôi biệt thự hoang tàn cũ. Túp lều của ông Dược đã được thay và sơn quét lại. Nội thất bên trong hoàn toàn thay đổi. Thoạt đầu tôi cứ ngỡ túp lều đã đổi chủ. Người con trai ông Dược thấy tôi đến đon đả: “Ba em ốm đang ở trong, mời anh vào. Ông Dược cố gượng dậy tiếp khách. Ông gọi người con trai vào lấy ra khoe với tôi cuốn sổ lĩnh tiền ưu đãi hàng tháng mà ông Dược đã ký lĩnh đến tháng 7/2013 và một tờ quyết định của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh về việc truy lĩnh trợ cấp thương tật cho ông Hồ Dược, kể từ ngày 1/1/1995 đến 31/12/2012, với số tiền hơn 60 triệu đồng. Thì ra, túp lều cũ nát năm ngoái đã được thay thế mới là từ những đồng tiền này đây. Ông Dược nhìn chúng tôi nở nụ cười mà ông đã từng cất giấu nó suốt hơn ba mươi mấy năm qua.
Bài và ảnh Tâm Hành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo góc “chill” tại nhà

Check-in ở quán cà phê sang chảnh, nhà hàng đắt đỏ hay resort xa xỉ..., với nhiều bạn trẻ nay đã lỗi thời. Nhiều người tạo dựng những góc chill (thư giãn và tận hưởng) tại gia để tạo ra góc nhỏ để “sạc” năng lượng sau những ngày làm việc căng thẳng.

Tạo góc “chill” tại nhà
Cá trích biển khuya

8 giờ tối, chị Trâm cùng những người bạn của mình đã có mặt tại bờ biển xã Giang Hải (Phú Lộc). Tưởng đến sớm, thế nhưng trong ánh đèn pin loang loáng, hàng chục người đã có mặt trước chị để lựa chọn những con cá trích tươi ngon nhất.

Cá trích biển khuya
Một mảnh trời trong veo

Những lần về quê, khi ráng chiều buông dài trên xóm nhỏ, tôi thường len lỏi dưới những tán cây quanh nhà, nâng niu hái từng chiếc lá sả, lá chanh.

Một mảnh trời trong veo
Món quà bất ngờ

Tôi nhìn ba mẹ háo hức khi nhận được xấp ảnh mà bác Trâm gửi tặng. Đây là món quà mà bác gửi tặng những người bạn đã đến tham gia buổi tiệc nhỏ của gia đình bác. Trong ảnh là những khoảnh khắc hạnh phúc của tôi cùng ba mẹ ở nhà bác Trâm, trong buổi tiệc mừng thôi nôi cháu nội của bác.

Món quà bất ngờ
Đồng hành để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập

Để người khuyết tật (NKT) hòa nhập cộng đồng tốt hơn, công tác khuyến khích NKT tiếp cận và sống độc lập là vô cùng quan trọng. Từ đó, cùng chung với các hoạt động khác nâng cao chất lượng sống, giúp NKT vượt qua những rào cản và vươn lên.

Đồng hành để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập
Return to top