ClockThứ Hai, 07/08/2023 09:32

Quy định chuyển tiền từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo

Theo Thông tư số 09, khi giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên, các tổ chức thuộc đối tượng báo cáo phải báo cáo thông tin cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử.

Google tung công cụ hỗ trợ gỡ bỏ hình ảnh cá nhân phản cảmChi phí dự phòng rủi ro tại nhiều ngân hàng giảm mạnhNhiều giải pháp đồng hành với người nộp thuế

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+) 

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Thông tư quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử; chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.

Đặc biệt, thông tư quy định khi giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên, các tổ chức thuộc đối tượng báo cáo phải báo cáo cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền các thông tin cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử.

Các thông tin này bao gồm cả họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; số thị thực nhập cảnh (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có) và quốc tịch.

Thông tư số 09 cũng quy định rõ trường hợp cá nhân có giao dịch trên 500 triệu đồng nhưng không phải báo cáo với cơ quan nhà nước là người thụ hưởng trong giao dịch chuyển tiền điện từ quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài; người khởi tạo trong giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế từ nước ngoài về Việt Nam.

Cùng với đó, thông tư cũng chỉ rõ các giao dịch chuyển tiền điện tử không cần phải báo cáo với cơ quan nhà nước gồm: giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ; giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính./.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
4 tiêu chí phân biệt các loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nay

Thẻ tín dụng là một giải pháp tài chính tiện lợi, cho phép chủ sở hữu chi tiêu trước, trả tiền sau hoàn toàn miễn lãi (trong thời gian quy định). Có nhiều cách để phân biệt các loại thẻ tín dụng trên thị trường. Dưới đây là 4 tiêu chí phân biệt các loại thẻ tín dụng phổ biến.

4 tiêu chí phân biệt các loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nay
Cẩn thận với chiêu trò lừa chuyển tiền mua hàng qua mạng

Với xu thế mua hàng trên mạng ngày một nhiều, chủ yếu là shipper giao đến thì chuyển khoản vì không có ở nhà để nhận, sau khi nhận không đúng hàng vẫn có thể hoàn hàng, shipper đến nhận lại nên nhiều người cũng không ngần ngại chuyển khoản liền nếu shipper yêu cầu... Lợi dụng điều này, nhiều người đã bị lừa chuyển tiền mà thực tế chẳng có món hàng nào được giao đến nhà.

Cẩn thận với chiêu trò lừa chuyển tiền mua hàng qua mạng
Hiểu thẻ tín dụng để không biến thành “con nợ”

Thẻ tín dụng đang ngày càng trở nên thông dụng với nhiều tiện ích, trong một vài tình huống, thẻ tín dụng được xem như là cứu tinh giúp người sử dụng hạn chế tình trạng tiếp cận với tín dụng đen. Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ tín dụng một cách vô tội vạ, không tìm hiểu các điều khoản của ngân hàng về sử dụng thẻ cũng sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ tiềm ẩn, nhất là phát sinh nợ xấu ngoài tầm kiểm soát.

Hiểu thẻ tín dụng để không biến thành “con nợ”

TIN MỚI

Return to top