ClockThứ Sáu, 18/05/2012 05:51

Đổi thay các vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TTH - Trở lại hai huyện vùng cao Nam Đông, A Lưới và các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), điều ai cũng dễ nhận thấy là đã vắng bóng những ngôi nhà tạm bợ. Phần lớn các tuyến đường giao thông nông thôn đều được bê tông, nhựa hoá. Hệ thống trường học được kiên cố hoá khang trang. Điện lưới quốc gia vào tận từng nhà... Những thành quả quan trọng đó một phần là nhờ sự đầu tư, hỗ trợ của các Chương trình 134, 135, 33, 32... của Chính phủ.

Không còn nhà tạm

Chương trình 134 là một trong những Chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), hộ nghèo ở miền núi trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu là hỗ trợ xoá nhà tạm, đất ở và đất sản xuất, công trình nước sinh hoạt nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Bà Nguyễn Thị Sửu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết, sau khi làm điểm ở hai huyện vùng cao Nam Đông, A Lưới (năm 2004), đến năm 2005 tỉnh triển khai hỗ trợ hộ nghèo ở vùng núi thuộc các huyện: Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Hương Thuỷ. Tỉnh chỉ đạo các huyện, xã tập trung điều tra, rà soát các hộ nghèo đảm bảo các tiêu chí nhằm hỗ trợ đúng đối tượng. Qua điều tra, toàn tỉnh có khoảng 5.238 hộ nghèo cần được hỗ trợ xoá nhà tạm.

Cầu Khe Tre (Nam Đông) được nâng cấp khang trang

Để thực hiện Chương trình 134 có hiệu quả, cùng với nguồn kinh phí Trung ương, tỉnh có nhiều hình thức tổ chức vận động, kêu gọi các tổ chức từ thiện, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước quan tâm hỗ trợ xoá nhà tạm. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình 134, tỉnh đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, như: Hội Từ thiện Cheng Yung, Hội Bretagne-Việt Nam... Trước khi chưa có Chương trình 134 của Chính phủ, tỉnh đã có đề án xoá nhà tạm cho hộ nghèo, với mức hỗ trợ mỗi nhà 10 triệu đồng đối với hộ dân tộc thiểu số, 8 triệu đồng hộ người Kinh. Từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, tỉnh lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức, nhà hảo tâm đã nâng mức hỗ trợ xoá nhà tạm lên 15 triệu đồng/nhà.

Theo bà Nguyễn Thị Sửu, điều đáng ghi nhận trong quá trình thực hiện chương trình xoá nhà tạm, là các hộ nghèo đồng bào DTTS, các xã ĐBKK đã quan tâm chia sẻ, giúp nhau về kinh phí, nguyên liệu xây dựng. Các xã, thôn bản cũng hết sức chăm lo giúp dân thực hiện chương trình xoá nhà tạm. Phần lớn các các hộ đều được UBND xã hợp đồng thợ, mua vật tư xây dựng, với sự giám sát của gia đình. Các địa phương còn tổ chức vận động nhân dân, họ tộc, đoàn thể... đóng góp thêm tiền để hỗ trợ thêm cho các hộ nghèo (3-5 triệu đồng/hộ) xây nhà rộng hơn, khang trang hơn. Nhờ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể nhân dân, các tổ chức từ thiện, doanh nghiệp, chương trình xoá nhà tạm cho hộ nghèo đã vượt chỉ tiêu đề ra. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 5.200 ngôi nhà tạm được xoá, cơ bản hoàn thành chương trình xoá nhà tạm trên địa bàn. Những ngôi tranh tre, xiêu vẹo được thay thế bằng nhà xây kiên cố, không chỉ tạo điều kiện cho người dân an cư, lạc nghiệp mà còn góp phần tạo diện mạo nông thôn khang trang.

Thoát nghèo nhờ Chương trình 135

Tại huyện miền núi Nam Đông, sau 5 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, các xã ĐBKK trên địa bàn huyện được đầu tư gần 15,9 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất. Ông Ngô Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho rằng, nhờ đầu tư và hỗ trợ của Chương trình 135 trên địa bàn huyện đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực. Hệ thống giao thông, các hạng mục hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện. Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương được rút ngắn. Đời sống vật chất và tinh thần bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã ĐBKK được nâng lên đáng kể.

Những năm qua, tại các vùng đồng bào DTTS, các xã ĐBKK còn có các Chương trình 33, Chương trình 32 đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng các khu tái định cư phục vụ chủ trương sắp xếp lại dân cư, di dân, giãn dân tại hai huyện A Lưới, Nam Đông. Riêng Chương trình 32, giai đoạn 2007-2010 đã cho người dân đồng bào DTTS, các xã ĐBKK vay vốn với tổng kinh phí 8,121 tỷ đồng; trợ giá, trợ cước hỗ trợ sản xuất cho dân gần 14 tỷ đồng.

TS Nguyễn Thị Sửu, TUV, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết, cùng với những kết quả đạt được trong giai đoạn I, Chương trình 135 giai đoạn II đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS, các xã ĐBKK và hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới. Các hạng mục cơ sở hạ tầng ở các địa phương được đầu tư đồng bộ, xây dựng khang trang. Đặc biệt, thực hiện phương châm “xã có công trình, dân có việc làm tăng thu nhập”, 5 năm qua, người dân đảm nhận nhiều hạng mục đơn giản của những công trình hạ tầng như vận chuyển đất, đá, đổ bê tông, đào mương, rãnh... Việc nhân dân tham gia xây dựng công trình đã góp phần xoá đói giảm nghèo bình quân mỗi năm từ 4-6%; đồng thời gắn trách nhiệm trong việc quản lý thi công đảm bảo chất lượng và bảo vệ công trình sau khi hoàn thành. Phần lớn các công trình đều phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2 (2006-2011), Chương trình 135 đầu tư gần 115 tỷ đồng xây dựng các hạng mục kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất. Đến nay, hầu hết hệ thống các trường tiểu học tại vùng đồng bào DTTS, các xã ĐBKK đều được kiên cố hoá; 100% địa phương có đường đảm bảo ô tô vào tận trung tâm xã. 100% xã có điện lưới quốc gia, 98% hộ sử dụng điện và 87% hộ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh… Từ việc đầu tư đúng hướng, Chương trình 135 thật sự mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân ở các vùng đồng dân tộc thiểu số, xã ĐBKK năm 2005 khoảng 55%, giảm xuống còn dưới 15% năm 2011.

Bài và ảnh: Hoàng Triều

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 5/4, Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (Đảng ủy Khối) tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 (khóa VII) nhằm sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 182 của Đảng bộ Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Văn kiện Đảng Toàn tập (1924 - 2020) sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng

Chiều 4/4, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Xuất bản Văn kiện Đảng Toàn tập (1924 - 2020) Trương Thị Mai chủ trì buổi làm việc của Hội đồng Xuất bản và Ban Chỉ đạo xây dựng bản thảo về các nội dung liên quan đến việc xuất bản bộ sách.

Văn kiện Đảng Toàn tập 1924 - 2020 sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
Return to top