ClockThứ Hai, 18/01/2021 14:16

“Đòn bẩy” phát triển kinh tế ở Phú Lộc

TTH - Nhiều năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” được Hội Nông dân huyện Phú Lộc triển khai với nhiều giải pháp về chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay, cung ứng vật tư nông nghiệp, xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình sản xuất hữu cơ, liên kết, xây dựng thương hiệu sản phẩm…

Vinh Hiền khai thác lợi thế kinh tế đầm pháPhú Lộc: Nhiều lĩnh vực có mức doanh thu giảm so với cùng kỳ

Mô hình trang trại trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của nông dân Phú Lộc 

Nhiều mô hình hiệu quả

Mô hình trồng dưa lưới hơn 6.000m2 của hội viên nông dân (ND) Hoàng Minh Sang, ở xã Vinh Hưng là một điển hình tiêu biểu ND làm kinh tế giỏi trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Sau khi được các cấp hội ở địa phương hỗ trợ vay vốn và chuyển giao công nghệ sản xuất, ông Sang đầu tư mô hình trồng dưa lưới áp dụng công nghệ Nhật Bản, cùng công nghệ nhà vườn của Israel. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng và chăm sóc, nên dưa lưới của nhà vườn ông Sang phát triển tốt được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Theo ông Sang, ưu điểm của giống dưa này rất được ưa chuộng trên thị trường, mỗi năm lại cho thu hoạch 4 vụ nên lợi nhuận đem lại rất cao. Hiện mỗi năm ông Sang thu hơn 2 tỷ đồng nhờ mô hình trồng dưa lưới áp dụng công nghệ tiên tiến.

Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cây trồng trên vùng gò đồi theo chủ trương của tỉnh và huyện cũng được ND xã Xuân Lộc chú trọng phát triển với diện tích khá lớn. Phần lớn cây keo được trồng trên diện tích rừng sản xuất của xã với hơn 1.200 ha. Nhiều giống cây trồng mới có hiệu quả cao được ND ở Xuân Lộc đưa vào sản xuất như mô hình cây hồ tiêu, bưởi da xanh, ổi không hạt, vú sữa, mãng cầu dai... Trong chăn nuôi, mô hình trang trại, gia trại phát triển dần thay thế mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ ở gia đình, nhiều vật nuôi có giá trị kinh tế cao đang được phát triển nuôi như bò sinh sản, dê sinh sản...

Phong trào tạo dấu ấn với Hội ND xã Lộc Bổn trong việc đăng ký danh hiệu hộ ND sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp, trong đó có 3 hộ đạt danh hiệu sản xuất giỏi cấp Trung ương giai đoạn 2016 - 2020. Bí thư Đảng ủy xã Lộc Bổn, bà Bạch Thị Bích cho hay, nhiều ND ở địa phương phát triển mạnh các loại hình kinh doanh dịch vụ, mộc mỹ nghệ, trồng rừng gỗ lớn..., góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương giai đoạn 2015-2020.

Cần sự liên kết

Phong trào ND thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong toàn huyện Phú Lộc phát triển cả về số lượng và chất lượng. Bình quân, mỗi năm toàn huyện bình chọn được hơn 5.610 hộ đạt danh hiệu ND SXKD giỏi các cấp từ Trung ương đến cấp xã, tăng 1.103 hộ so với giai đoạn trước. Nhiều ND trở thành chủ DN có vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, chủ các trang trại, gia trại, chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ và du lịch; có nhiều hộ đạt thu nhập từ 800 triệu – 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hàng ngàn ND. 

Chủ tịch Hội ND huyện Phú Lộc, bà Đặng Hoàng Ái Thụy phấn khởi, bốn năm qua, bình quân hàng năm số lượng hội viên đăng ký danh hiệu ND SXKD giỏi các cấp đều tăng. Riêng năm 2020 có gần 9.000 hộ ND đăng ký, chiếm 59,7% so với hộ nông nghiệp. Trong đó, số hộ được công nhận đạt danh hiệu ND SXKD giỏi các cấp là 5.610 hộ, chiếm 62,3% so với hộ đăng ký (cấp Trung ương 13 hộ, cấp tỉnh 309 hộ, cấp huyện 986 hộ, cấp cơ sở 4.302 hộ)...

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Mạnh cho rằng, với thế mạnh biển, đầm phá và rừng, sản phẩm nông - lâm - thủy sản địa phương khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, quy mô vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Các cấp hội cần tiến hành tốt công tác tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức cho hội viên thấy rõ tính tất yếu, đòi hỏi của sự phát triển sản xuất với quy mô lớn, liên kết, hợp tác; từ sản xuất truyền thống sang ứng dụng công nghệ cao; từ năng suất, sản lượng chuyển sang chất lượng, giá trị tăng cao và an toàn thực phẩm. Đồng thời, hình thành được mô hình liên kết sản xuất gắn với đầu ra sản phẩm, đưa phong trào này thật sự trở thành “đòn bẩy” phát triển kinh tế cho hội viên trong giai đoạn mới.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Tặng 200 lá cờ Tổ quốc và tuyến đường hoa, vườn hoa thanh niên

Ngày 16/3, Ban Thường vụ Huyện đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Phú Lộc phối hợp với Đoàn TNCSHCM Bộ đội Biên phòng tỉnh; Đoàn Học viện Âm nhạc Huế; Khoa Luật hành chính - Đại học Luật- Đại học Huế tổ chức chương trình hoạt động “Tháng thanh niên, tháng Ba biên giới” và ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh năm 2024.

Tặng 200 lá cờ Tổ quốc và tuyến đường hoa, vườn hoa thanh niên
Return to top