ClockThứ Năm, 24/08/2023 17:10

Cơ hội để phố cổ Gia Hội được “đánh thức”

TTH.VN - Nghị quyết số 54 - NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành làm nức lòng cán bộ và người dân xứ Huế. Những người yêu Huế, những người nặng lòng và quan tâm đến văn hóa Huế tin tưởng phố cổ Gia Hội sẽ có cơ hội và tương lai trong dòng chảy chung ấy...

Giải pháp xây dựng không gian phố cổ Gia Hội thành tuyến phố thương mại du lịch đặc trưng“Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hoá di sản Huế và các vùng phụ cận trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế”​Du lịch Huế vẫn gặp nhiều thách thứcKết nối, cung cấp các dịch vụ cho du lịch Cố đôPhải tìm cách để giữ được khách

Đường Chi Lăng & đường Bạch Đằng nhìn từ cầu Gia Hội. 

Sát cạnh phía Đông Kinh thành Huế là phố cổ Gia Hội - một khu phố cổ được nhiều người biết tiếng bởi lịch sử hình thành và sự sầm uất của nó trong quá khứ.

Có người đã nhận định đại ý: Kinh thành và lăng tẩm các vua là dấu tích về vương triều Nguyễn đã lùi vào dĩ vãng, còn phố cổ Gia Hội lại là dấu ấn vẫn chưa phai mờ của đời sống cư dân đất Thần kinh xưa.

Hình thành dưới thời các chúa Nguyễn, cho đến thế kỷ XIX, Gia Hội đã trở thành khu thương mại lớn và sôi động bậc nhất của kinh đô Huế.

Biến động của thời gian và lịch sử, vai trò trung tâm giao thương dần phôi pha, đến bây giờ Gia Hội “yên phận” là một khu phố cổ, cũng như Huế kinh đô giờ đây đã trở thành Huế cố đô vậy.

Quốc tự Diệu Đế ở khu phố Gia Hội. 

Phố cổ Gia Hội có hệ di sản đa dạng gồm nhà cổ, phủ đệ, đình chùa, hội quán…, trong đó có 3 công trình đã được xếp hạng Di tích Quốc gia là đình miếu Thế Lại Thượng, nhà thờ Tổ nghề Kim Hoàn và Thanh Bình từ đường.

Ngoài ra, chùa Diệu Đế, đền Chiêu Ứng, các phủ: Gia Hưng, Thoại Thái, Tuy An, Ngọc Sơn, cùng đình làng An Quán, điện thờ Thánh Mẫu, các hội quán Phúc Kiến, Triều Châu… được xếp vào danh mục kiểm kê 205 công trình, địa điểm lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Thừa Thiên Huế.

Song song đó, Gia Hội còn có các di sản phi vật thể như các lễ hội, các ngành nghề thủ công truyền thống (làm phấn nụ, tranh gương, diều…).

 Nhà thờ Tổ nghề Kim hoàn.

Với lịch sử hình thành và gia tài đang thủ đắc như vậy, Gia Hội được nhiều người đánh giá là một di sản độc đáo, mang yếu tố cấu trúc văn hóa của một vùng đô thị cổ; là nơi lưu trữ đa dạng các loại hình kiến trúc nhà ở thương mại, minh chứng cho quá trình phát triển đô thị Việt Nam từ thời nhà Nguyễn đến nay; là nơi còn lưu giữ những kiến trúc, nếp sinh hoạt đậm đặc chất văn hóa Huế…

Ý thức được điều đó, nên từ rất nhiều năm trước, chính quyền địa phương đã từng có ý tưởng xây dựng, bảo tồn và phát huy khu di sản quý này của Huế; hy vọng phố cổ Gia Hội sẽ là một Hội An trong lòng cố đô Huế, một điểm đến của du lịch Huế trong tương lai gần….

Tiếc rằng, vì nhiều lý do khác nhau, ý tưởng tốt đẹp đó đã không thành hiện thực và phố cổ Gia Hội thì ngày càng xuống cấp, biến dạng, thậm chí đối diện với nguy cơ mai một trong sự thảng thốt, nuối tiếc của nhiều người…

Cổng phủ Gia Hưng. 

Nghị quyết số 54 - NQ/TW của Bộ Chính trị định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế được ban hành làm nức lòng cán bộ và người dân xứ Huế. Những người yêu Huế, những người nặng lòng và quan tâm đến văn hóa Huế tin tưởng phố cổ Gia Hội sẽ có cơ hội và tương lai trong dòng chảy chung ấy.

Và rồi mới đây, đúng dịp kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/2023), báo chí loan tin Sở KH&CN Thừa Thiên Huế đã nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh về “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng không gian phố cổ Gia Hội thành tuyến phố thương mại du lịch đặc trưng của thành phố Huế”.

Đề tài do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện từ năm 2021- 2023. Nhóm tác giả thực hiện đề tài đã thống kê được hệ thống các công trình di tích và kiến trúc có giá trị; số hóa những công trình có giá trị, thống kê được hệ thống văn hóa phi vật thể tại khu phố cổ Gia Hội…

Đồng thời, có những đề xuất về giải pháp chỉnh trang, cải tạo hình thức các công trình kiến trúc trên các tuyến đường chính; giải pháp thiết kế đô thị cho khu phố cổ; chính sách hỗ trợ cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc có giá trị; chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển các sản phẩm truyền thống và các hoạt động văn hóa của khu phố cổ...; Đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động kinh doanh và dịch vụ tại các trục đường, các không gian công cộng, đặc biệt là mô hình mẫu kinh tế vỉa hè và kinh tế đêm…

 Những ngôi nhà cổ còn lại ở Gia Hội.

Theo đánh giá của hội đồng nghiệm thu, đề tài đã đề xuất được các giải pháp, định hướng một cách đồng bộ và toàn diện nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; qua đó hình thành khu phố cổ đặc trưng của TP. Huế về du lịch và thương mại, bổ sung thêm điểm đến hấp dẫn cho du khách và người dân…

Trí lực và tài lực đã được đầu tư để “định dạng” hướng đi rõ ràng, khoa học và khả thi. Hy vọng đề tài sẽ nhanh chóng được phát huy trong thực tế chứ không phải chỉ “nằm yên trong ngăn kéo”; để Gia Hội - một khu di sản quý của Huế sẽ được “đánh thức” trong nay mai, chung tay góp sức, hòa cùng dòng chảy của một Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Huy Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội mới cho nhà rường cổ Bao Vinh

Sau hơn 20 năm mỏi mòn chờ đợi, đầu tháng 11/2024 ngôi nhà rường cổ đầu tiên trong số 21 nhà tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh, TP. Huế được khởi công tu bổ, chống xuống cấp để trả lại nguyên bản nhà rường cổ Huế, đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị hướng tới phát triển du lịch - dịch vụ ở phố cổ Bao Vinh.

Cơ hội mới cho nhà rường cổ Bao Vinh
Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao

Sáng 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu cấp tỉnh đối với dự án nông thôn miền núi do Trung ương quản lý: "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng hoa Lily, hoa Cúc và hoa Đồng tiền tại tỉnh Thừa Thiên Huế". Đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2025", do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh chủ trì thực hiện.

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao
Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt
Sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết

Chiều 30/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết" do Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt chủ trì thực hiện.

Sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết

TIN MỚI

Return to top