ClockThứ Năm, 16/05/2024 14:30

Liên kết để cùng phát triển

TTH - Từ một khu vực thường xuyên xảy ra các tranh cãi, giành giật, chèo kéo khách khi đến mua sắm hàng lưu niệm và thưởng thức ẩm thực, sau khi triển khai công tác tuần tra, xử lý các vi phạm, đồng thời thành lập Tổ liên kết đậu hủ Hương Long, điểm tham quan du lịch ở chùa Thiên Mụ, phường Hương Long, TP. Huế đã đi vào nề nếp và đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT).

Giữ gìn hình ảnh du lịch Huế: Mạnh tay nhưng cần sự chung tay Du lịch không thể “sạch” khi chưa giải quyết được nạn cò mồi, chèo kéoLoại bỏ những “hạt sạn” trong du lịch

 Điểm tham quan chùa Thiên Mụ thông thoáng và đảm bảo an ninh trật tự

Sau khi tuyến đường đi bộ dọc bờ sông Hương, đoạn từ cầu Dã Viên đến chùa Thiên Mụ hoàn thành đưa vào sử dụng, số lượng người dân và du khách đến vui chơi, thưởng thức ẩm thực, đặc biệt là món đậu hủ (tào phớ) dọc bờ sông ngày càng đông dẫn đến tình trạng giành giật, chèo kéo khách diễn ra thường xuyên. Có khá nhiều cuộc cãi vã, mâu thuẫn dẫn đến gây gổ mất an ninh trật tự ngay trước mặt du khách khi các hộ kinh doanh tranh giành khách, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Huế nói chung và điểm tham quan ở chùa Thiên Mụ nói riêng.

Chị Lê Thị Kim Oanh, một trong những người bán đậu hủ hơn 20 năm ở khu vực chùa Thiên Mụ, chia sẻ: “Khu vực dọc bờ sông Hương lâu nay có 18 hộ bán đậu hủ. Mặc dù không phân chia địa điểm song mỗi người tự chọn cho mình một điểm bán cố định và thường xuyên qua lại ở các bến thuyền, các bậc cấp dẫn lên chùa để mời chào khách. Với lối bán hàng theo kiểu “mạnh ai nấy bán” nên trước đây các chị em không những không bán được nhiều mà còn thường xuyên tranh cãi, mâu thuẫn do tranh giành khách”.

Trước thực trạng đó, đồng thời hướng đến xây dựng môi trường du lịch Huế “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc”, Hội LHPN phường Hương Long thành lập mô hình Tổ liên kết đậu hủ Hương Long. Theo đó, tổ gồm 18 thành viên tham gia trên tinh thần tự nguyện, tương trợ lẫn nhau để tập hợp hội viên cùng duy trì và phát triển món đậu hủ truyền thống. Tổ liên kết được thành lập và đi vào hoạt động nhằm từng bước tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho các hội viên, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, góp phần sản xuất ra sản phẩm đậu hủ có chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, san sẻ và hỗ trợ nhau trong việc bán hàng để phục vụ tốt nhu cầu của khách.

Cùng với đặc sản đậu hủ, khu vực xung quanh điểm tham quan du lịch chùa Thiên Mụ có hơn 10 quầy hàng lưu niệm, ăn uống giải khát phục vụ khách cùng với các dịch vụ xe xích lô, xe ôm nên trước đây đã xảy ra tình trạng chèo kéo, tranh giành khách dẫn đến mất an ninh trật tự trên địa bàn. Để đảm bảo TTĐT tại khu vực, UBND phường Hương Long phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm nên tình hình an ninh trật tự, TTĐT tại khu vực này hiện khá tốt.

Phó Chủ tịch UBND phường Hương Long, ông Đặng Sáu cho rằng, điểm tham quan chùa Thiên Mụ là một trong những điểm thu hút khá nhiều du khách đến tham quan và mua sắm hàng lưu niệm, đặc biệt là du khách quốc tế nên để đảm bảo TTĐT, an ninh tại khu vực, phường đã tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh chấp hành các quy định về TTĐT, không lấn chiềm lòng, lề đường để trưng dụng hàng hóa gây mất an toàn giao thông; đồng thời yêu cầu các cơ sở không tranh giành, chèo kéo khách ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Huế. Ngoài ra, lực lượng đô thị và công an phường thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuần tra, xử lý các đối tượng đậu đỗ xe không đúng nơi quy định; các đối tượng bán hàng rong, ăn xin; các trường hợp chèo kéo khách nhằm đảm bảo an ninh trật tự, tạo niềm tin cho người dân và du khách khi đến đây.

Bài, ảnh: Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Ba cây chụm lại...

Câu chuyện về liên kết để phát triển được nhắc đến khi cách đây khoảng hơn 20 năm, 3 địa phương gồm Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế chủ động ký kết hợp tác phát triển du lịch với chủ đề: “Ba địa phương - một điểm đến”. Và rồi mới đây, hội thảo “Phát triển bền vững du lịch miền Trung trong bối cảnh mới” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức, cũng đã thảo luận chính sách, đưa ra các định hướng liên kết và giải pháp chung về phát triển du lịch vùng.

Ba cây chụm lại

TIN MỚI

Return to top